Tự cải thiện môi trường sống

GN - Hơn bao giờ hết, môi trường sống trong đó gồm cả môi trường xã hội và môi trường sinh thái là vấn đề đáng quan tâm, tác động lớn đến chất lượng sống của con người ở khắp nơi trên trái đất của chúng ta.

Hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, động đất, sóng thần… đến vấn nạn bạo lực gia tăng, môi trường ô nhiễm, không an toàn, thực phẩm chứa nhiều chất độc hại, v.v… là những “từ khóa” có tần số xuất hiện hàng ngày trên các kênh truyền thông, báo chí trong nước và quốc tế.

Những thông tin như thế cứ như vây bủa cuộc sống, khiến không ít người bi quan. Có người làm công tác giáo dục từng chia sẻ rằng, sáng ngày hễ cứ đọc những thông tin xấu trên các báo là “bủn rủn tay chân”!

hanhtinhxanh.jpg


Chính chúng ta chứ không ai khác là tấm gương cho người khác, nhất là cho
thế hệ kế tiếp trong việc làm góp phần cải thiện môi trường sống của mình - Ảnh minh họa

Với người Phật tử, nhìn thẳng và chấp nhận thực tại là yếu tố quan trọng trong việc xác lập nhận thức, thái độ và hành động đúng.

Môi trường sống của chúng ta, dù ở đâu và như thế nào luôn tuân thủ theo luật duyên khởi. Cái này sinh vì cái kia sinh; cái này diệt do cái kia diệt… Nhận thức thực tế trong tinh thần đó, chúng ta mới tìm ra nguyên nhân gần và xa, cũng như có giải pháp cho những vấn đề trong cuộc sống một cách rốt ráo.

Những trận thiên tai cuồng phong, hồng thủy không phải chỉ là hiện tượng của tự nhiên, mà mức độ dữ dội và bất ngờ ngày càng cao hơn là có sự can dự của con người. Đó là nạn phá rừng, khai thác tận kiệt nguồn lợi từ thiên nhiên, sử dụng các vật liệu, nhiên liệu không thân thiện, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu.

Tác hại của hiện tượng này không khu biệt ở một vùng nào, mà rộng trên cả toàn cầu. Người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta vừa trải qua nạn hạn hán, nước nhiễm mặn trầm trọng, thì những ngày này ở thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp đang chìm trong trận lụt lịch sử hơn 100 năm qua.

Không khí, nguồn nước, thực phẩm… - những yếu tố là nhu cầu thiết yếu cho sự sống con người và các loài không đảm bảo đã đưa đến việc xuất hiện nhiều bệnh lạ, nhất là căn bệnh ung thư ngày càng nhiều hơn.

Chất lượng môi trường chính là chất lượng sống, điều này không còn là lý thuyết, mà trở nên vấn đề được chúng ta cảm nhận trực tiếp hàng ngày.

Vậy chúng ta phải làm gì?

Không thể chỉ ngồi yên, than vãn, mà cần phải có hành động.

Trước hết, phải tỉnh thức và thay đổi các thói quen và sinh hoạt tưởng chừng vô hại nhưng là tác nhân gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường, như tránh tối đa việc sử dụng túi ni-lông, tiết kiệm điện và nước, phân loại rác thải và không vứt rác bừa bãi…

Bắt đầu với cá nhân, sau đó khuyến khích người thân, xóm giềng cùng làm. Chính chúng ta chứ không ai khác là tấm gương cho người khác, nhất là cho thế hệ kế tiếp trong việc làm góp phần cải thiện môi trường sống của mình. Đó cũng là một trong những điều thiện lành mà người Phật tử cần ý thức và thực hành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày