Từ điển Tạng học - Phật học đầu tiên trên thế giới

GNO - Một cuốn từ điển bằng 4 thứ tiếng mới ra đang thu hẹp khoảng cách về ngôn ngữ trong thế giới Tạng học và Phật học. Nhờ Đại học Tây Tạng mà các học giả và độc giả có thể tìm thấy một ngôn ngữ chung.

Đó là một cuốn từ điển để nghiên cứu Phật giáo, bằng tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

vch 1.jpg


Giáo sư Puchung Tsering đã bắt đầu dự án trong năm 2012. Ông đã thu thập
5 phiên bản của "Đại Tạng" từ Nathang, Bắc Kinh, Dege, Zhuoni, và Lainai

"Công trình thu thập các thuật ngữ được chuyển dịch" được biên soạn bởi giáo sư Puchung Tsering của Đại học Tây Tạng. Đó là một dự án quan trọng của Cơ quan Nghiên cứu Khoa học Xã hội thuộc Bộ Giáo dục.

Các thuật ngữ Phật giáo được lấy từ "Đại Tạng", hay Đại Tạng Phật giáo Phạn-Tạng được biên soạn lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 8. Các thuật ngữ khác có liên quan về nguồn gốc của Phật giáo Ấn Độ cũng được đưa vào như tên những ngọn núi, con sông, hoa và các đối tượng tự nhiên khác, cũng như các nhà triết học cổ đại Ấn Độ.

Giáo sư Puchung Tsering đã bắt đầu dự án trong năm 2012. Ông đã thu thập 5 phiên bản của "Đại Tạng" từ Nathang, Bắc Kinh, Dege, Zhuoni, và Lainai. Ông đã sử dụng các bản sao từ phiên bản Dege - đó là bản đầy đủ nhất - như một tài liệu tham khảo.

"Điều khó khăn nhất là thu thập tài liệu. Hầu hết đã được tìm thấy trong thư viện địa phương Tây Tạng và một số là từ Thư viện Quốc gia ở Bắc Kinh", giáo sư Puchung Tsering, từ Đại học Tây Tạng cho biết.

Ông Puchung Tsering nói nhiều thuật ngữ thiếu bản dịch tương ứng từ tiếng Phạn gốc. Vì vậy, nhiều học giả đã xuất bản các bài báo khoa học sử dụng các thuật ngữ lấy trực tiếp từ tiếng Phạn mà không cần bất cứ bản dịch tiếng Anh tương ứng hoặc phiên âm Latin. Điều này gây khó khăn cho người đọc nếu họ không biết ý nghĩa.

Từ điển này cung cấp các thuật ngữ dịch bằng 4 ngôn ngữ, cũng như chuyển ngữ Latin tiêu chuẩn quốc tế.

"Giao tiếp là điều rất quan trọng, vì vậy đây là một cuốn sách tham khảo chung quốc tế cho các dịch giả. Từ điển này còn giúp thế hệ các học giả Tây Tạng trẻ nắm bắt các thuật ngữ tiếng Phạn nhiều hơn và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế", giáo sư Tsering nói.

Ngoài các danh mục tiếng Phạn gốc, từ điển cũng có một danh mục tìm kiếm chữ cái Tây Tạng, giáo sư Puchung Tsering nói rằng ông sẽ tiếp tục phân loại danh mục tìm kiếm bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc nhằm phục vụ đa dạng đối tượng sử dụng ngôn ngữ hơn.

Văn Công Hưng (Theo CNTV)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày