Từ những bông hoa của bé Thảo An

GNO - Những bông hoa yếu đuối này sẽ sớm gục mất thôi, phải không dì Út? Trời nắng thế này cơ mà!

Thảo An hỏi tôi bằng một giọng nói trẻ con trong veo. Ánh nắng mùa hạ làm bé nheo nheo đôi mắt, nghiêng nghiêng chiếc má phúng phính trắng hồng qua một bên, môi mím lại nghiêm trọng.

Coi rễ.jpg

Nếu được trang bị, nuôi trồng một “gốc rễ” tốt,
thì thử thách mấy cũng vẫn vững vàng được - Ảnh minh họa

- Bông hoa này không yếu đuối đến thế đâu, con gái à, những bông hoa lúc nào cũng thích ánh nắng, nên chúng sẽ tự chống đỡ được để tươi tắn mà.

- Thật không? Cánh nó mỏng thế cơ mà?

- Đúng rồi, nhưng rễ nó bám rất sâu trong đất, còn thân nó thì chắc khỏe, con xem nè, còn chắc hơn cả chân Thảo An đấy chứ.

Tôi vỗ vỗ vào thân cây rồi lại vỗ vỗ vào cái chân ngắn ngủn mũm mĩm của bé làm bé cười to, tiếng cười giòn tan cả một khu vườn.

- Vậy là nếu rễ nó chắc thì hoa nó cũng sống lâu hả dì Út? Vậy mỗi ngày con sẽ nhắc bà ngoại nhớ tưới cây cho rễ cây lúc nào cũng chắc, nhờ vậy bông hoa cũng sẽ tươi được lâu hơn ha.

Tôi cười trước kiểu lí luận trẻ con của bé. Tôi định bảo, cũng không hẳn thế đâu, chẳng hạn như có những loại hoa phong lan tươi lâu hơn hoa hồng mặc dù đôi khi rễ cây không cần bám sâu vào đất lắm như cây hoa hồng, nhưng tôi thấy không cần thiết. Hơn nữa ngẫm sâu xa thì tôi nghĩ bé nói cũng không sai. Giống như con người, nếu được trang bị, nuôi trồng một “gốc rễ” tốt, thì cuộc sống có phải chịu nắng mưa thử thách mấy cũng vẫn vững vàng được.

Quả thế. Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiên là vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền mà từ đó phát sinh tất cả những nhánh cây con về việc thể hiện tính cách, thói quen, sở thích, cách đối nhân xử thế, v.v…

Đôi khi ta cứ nghĩ những điều này quyết định cuộc đời mình, nhưng khi thấy nó không đúng, nó để lại tội nghiệp, ta lại lúng túng không biết sửa từ đâu, vì ta đã quên mất cái chân tâm - cội nguồn sâu kín của mình mất rồi. Vì vậy nếu chúng ta coi thường việc tưới tẩm cội rễ, bón phân bắt sâu cho nó như tự mình lau dọn cái tâm bám đầy bụi, mà chỉ chú trọng đến việc tỉa cành tỉa lá, hưởng thụ hoa thơm, thì một ngày gốc rễ không còn dưỡng chất, quỵ ngã khi sâu đục thân, đổ dài trước phong ba bão táp của cuộc đời, thử hỏi lá đẹp hoa thơm còn ý nghĩa gì…

Nên rồi, nền giáo dục nào góp phần tìm lại bản tâm thì đó luôn là một món quà của chân lý, đó sẽ mãi là món quà vĩ đại nhất. Bởi chân lý thì không bao giờ là lỗi thời. Bởi chân lý đó là nước, là phân bón để tưới tẩm cho cội rễ chân tâm của mỗi người vậy.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày