Tu Tịnh và tu Mật

Tu Tịnh và tu Mật

HỎI: Gia đình chúng tôi lâu nay tu theo pháp môn niệm Phật thuộc Tịnh độ tông. Vừa rồi tôi có gặp một người bạn tu theo pháp môn trì chú thuộc Mật tông. Bạn khuyên nên trì niệm mật chú để có thể thành tựu giải thoát ngay trong đời này vì đi thẳng vào tâm chư Phật, còn niệm Phật thì chỉ ở bên ngoài thôi.

Tôi nghĩ rằng đời người vô thường, nay còn mai mất nên gắng niệm Phật để vãng sanh về Cực lạc rồi tiếp tục tu lên nữa sẽ chắc chắn hơn. Không biết tôi suy nghĩ như vậy có đúng không?


(NGUYỄN THỊ THU, thunguyen2266@yahoo.com.vn)

ĐÁP:  Bạn Nguyễn Thị Thu thân mến!

Đạo Phật có tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn tu nên mỗi người con Phật tùy theo căn cơ, nghiệp lực mà chọn cho mình một pháp môn thích hợp. Tu Thiền, Tịnh hoặc Mật hay bất cứ pháp môn nào theo Phật giáo là do nhân duyên của mỗi người.

Có nhân duyên với pháp môn nào thì học tập, nghiên cứu, ứng dụng hành trì pháp môn ấy rất dễ dàng, mau tiến bộ. Ngược lại nếu thiếu nhân duyên thì chỉ riêng việc tìm hiểu, học tập về pháp môn ấy đã khó lãnh hội nói chi đến tu tập hành trì.

Các pháp môn tu tập đều là phương tiện nhằm hướng đến một cứu cánh duy nhất là giác ngộ, giải thoát. Như có nhiều cách, nhiều con đường để đi đến một địa điểm. Không hẵn đường bộ thì thù thắng hơn đường sông và ngược lại. Tùy vào nhân duyên của mỗi người mà chọn cho mình một con đường hay một phương tiện di chuyển thích hợp nhất.

Trong tu tập cũng vậy, không thể nói tu Mật mau thành tựu giải thoát hơn tu Tịnh, hay ngược lại tu Tịnh sớm đắc đạo hơn tu Mật. Mọi so sánh, phân biệt so đo cao thấp đều thiếu cơ sở và phát xuất từ tâm lý chấp thủ, không phù hợp với tinh thần khai phóng và tùy duyên của đạo Phật.

Mỗi pháp môn có một cơ sở lý luận và cách thức hành trì riêng. Một hành giả am tường cơ sở lý luận và cách thức hành trì pháp môn của mình vốn đã là điều khó. Nên khi nhận định về các pháp môn khác cần phải thận trọng, nhất là đánh giá hoặc phê bình các pháp môn khác thông qua lăng kính pháp môn của mình lại càng không nên.

Do vậy, một người Phật tử trong khi thực hành pháp môn của mình cần tôn trọng các pháp môn khác. Các pháp môn đều là phương tiện nên không có pháp môn nào là thù thắng nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày