Tượng La Hán "cụt tay" ở chùa Bái Đính

Ngay đoạn đường dưới chân núi lên chùa Bái Đính cổ (nằm trong hang động núi Bái Đính, Ninh Bình) có đặt 70 pho tượng La Hán, nhưng có tới 21 tượng bị hư hỏng, chủ yếu là mất cánh tay, gãy ngón tay, tượng thì sứt mũi…

Nếu ai từng một lần lên ngôi chùa Bái Đính cổ (xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình), ngay dưới chân núi lên chùa cổ có đặt 70 pho tượng La Hán được tạc từ đá nguyên khối (đá xanh lấy từ Thanh Hóa), được đặt thành hàng ở hai bên lối lên chùa trong núi. 

images635161_2.jpg
Những bức tượng đặt ở đường lên chùa cổ bị gãy tay.

Bà Nguyễn Thị Liễu, bán hàng ở đây cho biết: “Những pho tượng này được chuyển đến đặt ở đây đã gần một năm. Nhưng chỉ ít tháng sau một số tượng đã bị bẻ mất ngón tay, thậm chí có tượng La Hán còn bị gãy cả cánh tay. Nhiều người hành hương sau khi sờ, đặt tiền cầu may thì tiện tay “bẻ thử” những ngón tay Phật để về làm kỷ niệm. Chẳng thấy bảo vệ đâu, cũng không ai nhắc nhở”.

Và đến nay, đã là năm thứ hai có lễ hội chùa Bái Đính, dòng người hành hương ngày một đông. Nhiều người có thói quen đặt tiền, rồi sờ tượng Phật để lấy may, với tâm niệm “tiền xuất, Phật biết”.

Khi chúng tôi có mặt ở đây vào chiều 11/2, dòng người hành hương vẫn tấp nập chen chân lên chùa cổ. Nhiều người đi thẳng vào lối đặt tượng để đặt tiền, sờ lấy may. Người sau thấy người trước làm cũng làm theo, nhưng không hề thấy bóng dáng một bảo vệ, hay ai nhắc nhở hành động này của khách thập phương.

Không chỉ những pho tượng La Hán đặt tại lối lên chùa cổ bị xâm hại, mà hàng trăm pho tượng La Hán khác đặt ở hai bên lối lên chùa mới, đang xây dựng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Một số pho tượng cũng đã bị gãy ngón tay.

Dưới đây là một số hình ảnh về tượng La Hán "cụt tay, gãy mũi" tại chùa Bái Đính:

images635185_1.jpg
Mất cánh tay phải, còn tay trái chỉ còn 4 ngón.
images635182_3.jpg

Sau khi bị gãy, tay của pho tượng này đã được cưa gọn, các ngón tay trái cũng trở nên ngắn hơn bình thường.

images635179_5.jpg

3 ngón còn lại cầm hai ngón vừa mới gãy.

images635178_6.jpg

Một số tượng La Hán cỡ lớn khác được đặt ở hai bên lối đường lên xuống khu chùa Bái Đính mới cũng bị gãy tay. Các ngón tay đen bóng vì được người hành hương sờ nhiều.

images635177_7.jpg

Nhét tiền lẻ, sờ tượng để cầu lộc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày