Tưởng niệm lần thứ 21 NT.Thích nữ Như Thanh

GNO - Ngày 19-2 (26-1-Canh Tý), chư Ni tổ đình Huê Lâm (Q.11, TP.HCM), chư tôn đức tông phong đã tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 21 ngày NT.Thích nữ Như Thanh viên tịch (1999-2020).

HD (1).JPG
Di ảnh NT.Thích nữ Như Thanh

Ni trưởng (thế danh Nguyễn Thị Thao), pháp danh Như Thanh (Đàm Thanh), húy Hồng Ẩn, tự Diệu Tánh, thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40. Ni trưởng sinh ngày 8-2-1911, tại làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, là đệ tử tổ Pháp Ấn, tổ đình Phước Tường (Q.9, TP.HCM ngày nay).

Cố NT.Thích nữ Như Thanh, nguyên là Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông, viện chủ tổ đình Huê Lâm (Q.11), Từ Nghiêm (quận 10), chùa Hội Sơn (quận 9); Phổ Đà, Hải Vân, Qui Sơn, Huê Lâm II  (Bà Rịa - Vũng Tàu); Pháp Hoa tịnh viện (Lâm Đồng).

HD (2).JPG

Do trong dịch bệnh Covid-19, chư Tăng Ni tưởng niệm cố NT.Thích nữ Như Thanh trong tông phong

Ni trưởng là bậc giáo phẩm Ni có nhiều cống hiến to lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, đặc biệt công lao rất lớn đối với Ni giới miền Nam với giới đức trang nghiêm, nghiêm trì Giới luật, tinh thông kinh, luật, luận. Ni trưởng là tấm gương sáng sống động trong tu học, hành đạo và phụng sự cho đạo pháp và dân tộc.

Đặc biệt, Ni trưởng đảm nhiệm nhiều đường đầu Hòa thượng Ni trong các đại giới đàn truyền giới cho Ni trẻ, có công đức rất lớn trong đào tạo Ni tài, là tấm gương sáng về đời sống phạm hạnh cho hàng Ni trẻ hậu học. Ni trưởng đã để lại nhiều trước tác, dịch thuật các tác phẩm có giá trị, là vị giảng sư Ni nổi tiếng ở miền Nam.

NT.Thích nữ Như Thanh viên tịch ngày 13-3-1999 (nhằm ngày 26 tháng Giêng năm Kỷ Mão) tại chùa Huê Lâm 1, trụ thế 89 năm, 67 hạ lạp.

HD (3).JPG

Chư Ni trong tông phong thành kính tưởng niệm NT.Thích nữ Như Thanh

Dịp này, chư Ni các chùa do NT.Thích nữ Như Thanh tôn tạo, trùng tu, xây dựng đã tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân công đức bậc ân sư giới đức, khiêm nhường.

H.D - Ảnh: Như Nguyệt

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày