Tượng Quan Âm từ cây thông trong trận sóng thần

GNO - Khoảng 7.000 người trên khắp Nhật Bản đã tạo ra một bức tượng Phật từ cây của một khu rừng bị quật ngã bởi cơn sóng thần năm 2011.

Seizan Watanabe (ảnh), một nhà điêu khắc tượng Phật có trụ sở tại Otsu, tỉnh Shiga, là thợ chính của bức tượng Bồ-tát Quán Âm này.

anh VCH.jpg

Nhưng ngoài ra còn hàng ngàn người khác cũng góp phần vào trong tác phẩm.

Khi công trình được khởi công vào tháng 1-2012, khối gỗ tạc bức tượng đã được gửi đến khoảng 30 địa điểm trên khắp đất nước và người ta có thể chạm trổ một phần lên đó, đồng thời quyên góp cho khu vực Tohoku.

Dự án đã được lên kế hoạch nhằm cầu nguyện cho những người thiệt mạng bởi trận động đất ở Đông Nhật Bản và trận sóng thần vào ngày 11-3-2011, cũng như hỗ trợ tái thiết khu vực bị ảnh hưởng.

Bức tượng sẽ được trưng bày tại quê hương Fujisawa của Watanabe, tỉnh Kanagawa, bắt đầu từ ngày 24-1, trước khi được hiến tặng cho Rikuzentakata, Iwate, một trong những khu vực khó khăn nhất trong trận thiên tai.

Một người lao động của thành phố Katsuragi, tỉnh Nara, được gởi đến Tohoku để hỗ trợ nỗ lực tái thiết, đã khởi xướng dự án.

Người này đã xin phép chùa Taimadera ở Katsuragi được sử dụng gỗ từ 70.000 cây thông của rừng Takata-Matsubara ven biển đã bị sóng thần cuốn đi.

Chỉ còn một cây vẫn đứng sau khi trận sóng thần đánh vào rừng thông Takata-Matsubara, và nó đã trở thành một biểu tượng của niềm hy vọng.

cay hi vong.jpg

Cây hi vọng

Theo yêu cầu của nhà chùa, Watanabe đã đến thăm Rikuzentakata và rất cảm động bởi những lời tâm sự của những người còn sống sót.

"Chúng tôi có bổn phận với những người đã chết nhằm duy trì sự ổn định và tiến lên phía trước", một trong số họ nói.

Watanabe đã quyết định tạo ra một tác phẩm điêu khắc không chỉ để cầu nguyện cho linh hồn của người đã khuất mà còn để hỗ trợ cho tương lai của khu vực bị ảnh hưởng.

Cây thông có nhiều mắt, vì vậy Watanabe đã ghép các thân gỗ tốt từ khoảng 20 cây lại với nhau và sử dụng "ichiboku-zukuri", một phương pháp khắc từ những miếng gỗ lớn và đơn lẻ.

Bức tượng, cao 85 cm và rộng 60 cm - và với một nụ cười thánh thiện - được đặt tên là "Ayumi Kannon", có nghĩa là "vị Bồ-tát tiến lên từng bước một".

Mỗi người chạm khắc bức tượng được phép giữ lại dăm gỗ từ khu rừng bị phá hủy như sự vẻ đẹp của sự may mắn.

Buổi lễ an vị sẽ được tổ chức tại Rikuzentakata vào ngày 11-7.

Văn Công Hưng (Theo AJW)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày