Tuyên truyền “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

GNO - Bộ thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng tuyên truyền “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” tại Khách sạn Victory (Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM) cho các phóng viên báo, đài khu vực miền Nam năm 2013 vào hôm qua, 7-11 (ảnh).

danh.jpg.jpg

Ảnh: Như Danh

Trong buổi sáng, ông Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã chia sẻ về những đóng góp tích cực của báo chí, cũng như một số hạn chế của báo chí trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, ông trình bày về “Công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.

Ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ dạy nghề thường xuyên, Tổng cục dạy nghề trình bày về Một số kết quả sau gần 4 năm triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Những khó khăn vướng mắc và việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án.

Còn chuyên đề: Hỗ trợ tạo việc làm từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia Việc làm và Dạy nghề giao đoạn 2012-2015 do ông Vũ Phạm Dũng Hà, Trưởng phòng Chính sách việc làm, Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội trình bày.

Vào buổi chiều các phóng viên được tập huấn với chuyên đề: Chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền và dạy nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, do ông Lương Minh Đức, Phó Giám đốc kênh VTC16, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC trình bày. Và chuyên đề Định hướng về công tác tuyên truyền báo chí về thực hiện Đề án 1956 - “Đào tạo cho lao động nông thôn đến năm 2020” do ông Nguyễn Thái Thiên, Phó Cục trưởng Cục Báo chí trình bày.

 Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được bắt đầu từ năm 2009 đến 2020. Đối tượng là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; là cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày