Tuyệt đẹp hình tượng rồng trên cổ vật

Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp xuân Nhâm Thìn,  Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) đã tổ chức trưng bày chuyên đề “Rồng trên cổ vật”. Hơn 60 cổ vật được trưng bày đều là hiện vật gốc, có niên đại từ văn hóa Đông Sơn đến giai đoạn đẩu thế kỷ 20. Triển lãm giới thiệu đến người xem trình độ thẩm mỹ cũng như sự thay đổi tư duy về hình tượng rồng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt qua thời gian suốt hơn 20 thế kỷ.

Cổ vật có trang trí hình rồng được trưng bày đều là những hiện vật gốc, thuộc sở hữu quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng. Được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, gốm, giấy, gỗ, vàng, bạc, ngọc... Được trưng bày theo 5 chủ điểm về Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 1-10), thời Lý- Trần (thế kỷ 11-14), thời Lê (thế kỷ 15-18); thời Nguyễn (thế kỷ 18 - 1945) và trong văn hóa Champa (thế kỷ 17- 18), số hiện vật này gồm nhiều thể loại phong phú, trong đó có chuông, khay thờ, lư hương, trống đồng, chân đèn, hộp đựng đồ, chậu, đỉnh, sắc phong, vương miện hoàng hậu...

Trong tâm thức người Việt, rồng là biểu tượng linh thiêng và quyền lực song lại rất gần gũi với đời sống con người. Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam.

Rồng là tín hiệu tốt lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hình ảnh “rồng bay lên” (Thăng Long) thể hiện khí thế vươn lên và cường thịnh của dân tộc Việt Nam. Đó là hình ảnh đẹp, mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Rồng tượng trưng cho quyền uy tối thượng của các đấng Thiên tử. Dưới thời quân chủ, rồng là linh vật biểu trưng của vua chúa nên hình tượng rồng gắn chặt với đời sống hoàng tộc.

Hình tượng rồng xuất hiện sớm từ buổi đầu dựng nước, tồn tại và phát triển liên tục qua các thời kỳ và trở thành một trong những hình tượng chủ đạo của một số loại hình nghệ thuật Việt Nam. Trong kho tàng di sản văn hóa ấy, hình tượng rồng được thể hiện vô cùng sinh động và đa dạng trên mọi loại hình và chất liệu.

Tuyệt đẹp hình tượng rồng trên cổ vật ảnh 1
Nằm ở vị trí trung tâm phòng trưng bày là chiếc cột đá được chạm khắc hình rồng thuộc triều nhà Lý (thế kỷ 11 – 13) được khai quật từ Thành Thăng Long (Hà Nội).
Nằm ở vị trí trung tâm phòng trưng bày là chiếc cột đá được chạm khắc hình rồng thuộc triều nhà Lý (thế kỷ 11 – 13) được khai quật từ Thành Thăng Long (Hà Nội).

Rồng trang trí trên chuông Văn Bản được làm bằng chất liệu đồng (thế kỷ 13 – 14, Đồ Sơn, Hải Phòng).
Rồng trang trí trên chuông Văn Bản được làm bằng chất liệu đồng (thế kỷ 13 – 14, Đồ Sơn, Hải Phòng).
Trống đồng trang trí tứ linh: long, ly, quy, phượng. Triều Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 8 (1800). Ninh Hiệp – Hà Nội.

Trống đồng trang trí tứ linh: long, ly, quy, phượng. Triều Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 8 (1800). Ninh Hiệp – Hà Nội.

Rồng trang trí trên đỉnh bạc triều Nguyễn, niên hiệu Khải Định năm thứ 1 (1916).

Rồng trang trí trên đỉnh bạc triều Nguyễn, niên hiệu Khải Định năm thứ 1 (1916).

Rồng trang trí trên bình bạc triều Nguyễn (1802 – 1945).
Rồng trang trí trên bình bạc triều Nguyễn (1802 – 1945).
Đỉnh trang trí rồng và nghê được làm bằng chất liệu gốm men rạn, triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), làng gốm Bát Tràng.
Đỉnh trang trí rồng và nghê được làm bằng chất liệu gốm men rạn, triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), làng gốm Bát Tràng.

Rồng trang trí trên đĩa gốm hoa lam, triều Lê sơ (thế kỷ 15). Tàu đắm Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.
Rồng trang trí trên đĩa gốm hoa lam, triều Lê sơ (thế kỷ 15). Tàu đắm Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.

Rồng trang trí trên bát gốm hoa lam, triều Lê sơ – Mạc (thế kỷ 15 – 16). Tàu đắm Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.
Rồng trang trí trên bát gốm hoa lam, triều Lê sơ – Mạc (thế kỷ 15 – 16). Tàu đắm Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.

Rồng trang trí trên kiến trúc được làm từ chất liệ đất nung. Triều Lê Trung Hưng(thế kỷ 17 – 18) làng Đại Yên – Hà Nội).
Rồng trang trí trên kiến trúc được làm từ chất liệ đất nung. Triều Lê Trung Hưng(thế kỷ 17 – 18) làng Đại Yên – Hà Nội).

Ấm đồng trang trí rồng , triều Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18).
Ấm đồng trang trí rồng , triều Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18).

Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa làm từ chất liệu đồng. Triều Trần (thế kỷ 13 – 14).
Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa làm từ chất liệu đồng. Triều Trần (thế kỷ 13 – 14).

Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa làm bằng đồng. Triều Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 -18).
Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa làm bằng đồng. Triều Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 -18).

Đầu võng trang trí rồng thú Makara và rắn Naga được làm bằng đồng. Văn hóa ChamPa (thế kỷ 17 – 18).
Đầu võng trang trí rồng thú Makara và rắn Naga được làm bằng đồng. Văn hóa ChamPa (thế kỷ 17 – 18).

Rồng trang trí trên chụp tóc Hoàng Hậu được làm bằng vàng. Văn hóa ChamPa (thế kỷ 17 – 18).
Rồng trang trí trên chụp tóc Hoàng Hậu được làm bằng vàng. Văn hóa ChamPa (thế kỷ 17 – 18).

Tượng rồng bằng vàng, Triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị 2 (1842).
Tượng rồng bằng vàng, Triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị 2 (1842).

Ống cắm bút trang trí rồng và rùa được làm bằng bạc. Triều Nguyễn (1802 – 1945).
Ống cắm bút trang trí rồng và rùa được làm bằng bạc. Triều Nguyễn (1802 – 1945).
Rồng trang trí trên ấn “Mệnh đức chi báo” được làm bằng vàng. Triều Nguyễn, hiệu Gia Long (1802 – 1819).
Rồng trang trí trên ấn “Mệnh đức chi báo” được làm bằng vàng. Triều Nguyễn, hiệu Gia Long (1802 – 1819).

Rồng trang trí trên chân đèn làm bằng chất liệu gốm hoa lam. Triều Mạc (1580). Cẩm Giàng – Hải Dương.
Rồng trang trí trên chân đèn làm bằng chất liệu gốm hoa lam. Triều Mạc (1580). Cẩm Giàng – Hải Dương.

Kiến trúc hình lá đề trang trí rồng được làm từ đất nung. Triều Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14).
Kiến trúc hình lá đề trang trí rồng được làm từ đất nung. Triều Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14).

Rồng trang trí trên cánh cửa làm bằng gỗ chạm. Triều Trần (thế kỷ 13 – 14). Chùa Phổ Minh – Tức Mặc – Nam Định.
Rồng trang trí trên cánh cửa làm bằng gỗ chạm. Triều Trần (thế kỷ 13 – 14). Chùa Phổ Minh – Tức Mặc – Nam Định.

Bệ kê chân cột trang trí “Lưỡng long tranh châu” được làm bằng đá. Triều Lý (thế kỷ 11 – 13). Chùa Phật Tích – Tiên Du – Bắc Ninh.
Bệ kê chân cột trang trí “Lưỡng long tranh châu” được làm bằng đá. Triều Lý (thế kỷ 11 – 13). Chùa Phật Tích – Tiên Du – Bắc Ninh.

Chậu trang trí rồng
Chậu trang trí rồng

Rồng trang trí trên hộp trầu, được làm bằng và và bạc, có thời thời triều Nguyễn

Rồng trang trí trên hộp - triều Nguyễn 1802 - 1945
Rồng trang trí trên hộp - triều Nguyễn 1802 - 1945

Ấm trang trí rồng, mây làm bằng vàng từ năm 1802 - 1945
Ấm trang trí rồng, mây làm bằng vàng từ năm 1802 - 1945

Rồng trang trí trên ấm triều Nguyễn
Rồng trang trí trên ấm triều Nguyễn
Rồng trang trí trên hộp đựng kim sách, được làm bằng chất liệu Bạc, triều Nguyễn 1802 - 1945
Rồng trang trí trên hộp đựng kim sách, được làm bằng chất liệu Bạc, triều Nguyễn 1802 - 1945
Rồng trang trí trên kinh sách, vàng triều Nguyễn niên hiệu Tự Đức năm thứ 36 (1881)
Rồng trang trí trên kinh sách, vàng triều Nguyễn niên hiệu Tự Đức năm thứ 36 (1881)

Tượng rồng được làm bằng ngọc màu ngà xám. Thế kỷ 1 - 3---
Tượng rồng được làm bằng ngọc màu ngà xám. Thế kỷ 1 - 3---

Gạch xây tháp trang trí rồng, vũ công. Chất liệu gốm men thế kỷ 11 - 13
Gạch xây tháp trang trí rồng, vũ công. Chất liệu gốm men thế kỷ 11 - 13

Đầu rồng làm bằng đất nung
Đầu rồng làm bằng đất nung

Đầu rồng trang trí trên đá trong các công trình kiến trúc
Đầu rồng trang trí trên đá trong các công trình kiến trúc

Hình ảnh rồng được sử dụng rất nhiều trong các hoa tiết trang trí kiến trúc đặc biệt là trên đá
Hình ảnh rồng được sử dụng rất nhiều trong các hoa tiết trang trí kiến trúc đặc biệt là trên đá

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày