Ươm mầm xanh trên vùng núi Phú Lộc

GN - 9 năm về trước, Ni cô Thích nữ Huệ An về nhận trụ trì ngôi chùa làng Phước Sơn trên một ngọn đồi heo hút, với một căn nhà mái ngói ba gian chật hẹp, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, đời sống người dân và Phật tử trong vùng còn nhiều gian nan, đói kém...

Chùa trên đồi

Người dân làng Phước Sơn chỉ lo nghĩ đến kiếm cái ăn hàng ngày, chưa mấy ai nghĩ đến việc đi chùa, cúng dường Tam bảo và lễ Phật là những từ ngữ xa lạ. Việc làm từ thiện, xóa mù chữ cho trẻ nhỏ lại càng là điều hiếm hoi hơn và đau xót hơn cả là các em thơ nơi đây không có khái niệm đến trường.

anh 2.jpg

Ni sư Huệ An và các cháu ở chùa

Với hạnh nguyện Bồ-tát là một sứ giả Như Lai, Ni sư TN.Huệ An đã ngày đêm trăn trở, làm thế nào để xóa nạn mù chữ cho các em thơ đang tuổi đến trường, đem ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp soi rọi vào vùng núi hoang sơ làng Trung An. Xiển dương Chánh pháp cho người dân xã Lộc Trì, xây dựng ngôi nhà tâm linh trên vùng đất “đồi khô cỏ cháy” để góp phần cùng địa phương xóa đói, giảm nghèo cho người dân, hướng con em họ từ bỏ nạn nhảy tàu trộm cắp hàng hóa khi tàu đi ngang qua và giáo hóa các em tiến bộ chuyên lo học hành, chăm ngoan, hiểu đạo hiếu làm người… Bao nhiêu việc lớn lao ấy tưởng chừng sẽ không bao giờ làm được bởi nhìn vóc dáng mảnh mai của người tu sĩ chẳng ai có thể ngờ rằng bao mơ ước xa xăm kia chỉ trong 5 năm từ 2003 đến 2008, Ni sư Huệ An đã biến ước mơ trở thành hiện thực.

Ngày nay, Phật tử hành hương về chùa Phước Sơn, trên Quốc lộ 1A đoạn ngang qua thị tứ Cầu Hai theo bảng hướng dẫn cách quốc lộ chừng 500 mét, chúng ta đã đặt chân trên con hương lộ thoáng rộng do nhà chùa mở ra và một con đường uốn lượn quanh theo ngọn đồi Trung An đến khu du lịch sinh thái trùng điệp màu xanh. Một mái chùa cong uy nghi tọa lạc trên ngọn đồi rộng hơn 12.000m2 do công khai phá của Phật tử nhà chùa.

Nuôi dưỡng những mầm xanh

Điều đáng trân trọng hơn khi được Ni sư điểm qua số lớp học và số em có hoàn cảnh khó khăn do chùa nuôi ăn học đông đến không ngờ: Ni sư đã cùng cộng sự xây dựng 40 lớp học mẫu giáo với áo quần đồng phục, các em được ăn ở bán trú miễn phí, kể cả cơ sở vật chất như trường, lớp…

anh 6.JPG

Chùa Phước Sơn - Ảnh: T.N

Ni sư đã tận dụng những công trình bỏ hoang lâu ngày như ở Khe Sú xã Lộc Trì tận dụng làm một khu chăn nuôi bỏ hoang để xây lên một ngôi trường khang trang có nhiều phòng học, nơi lưu trú cho 190 em học bán trú. 2 trường mẫu giáo Túy Vân và Diêm Phụng cũng được trang bị đồng phục, lương giáo viên hàng tháng nhà chùa lo trả đầy đủ. Kịp thời động viên việc dạy và học nơi đây đi vào nề nếp, quy củ, được ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đánh giá cao. Hàng ngày, chùa Phước Sơn chăm sóc 12 lớp các cháu mẫu giáo suy dinh dưỡng với 400 em, các em được uống sữa dinh dưỡng và uống thuốc bổ đúng liều theo chỉ định của thầy thuốc.

Mùa Khánh đản Đức Quán Thế Âm 19-2 năm nay, hàng ngàn người dân huyện Phú Lộc đã nức lòng với một đêm văn nghệ đặc sắc do chùa Phước Sơn tổ chức với hơn 12 tiết mục của các ca sĩ Nguyễn Đức, Thùy Trang đến từ TP.HCM, các Phật tử đội văn nghệ chùa Nam Định, chùa Pháp Hội, chùa An Long đến từ Đà Nẵng… Nhìn đoàn người đi trẩy hội trong đêm giữa núi rừng thâm u ngày nào nay cờ xí tưng bừng, điện sáng như sao…

Ngày hội nơi đây giản đơn nhưng nô nức lòng người, đạo tràng hàng trăm người đã vân tập về chùa tụng kinh trong ngày vía, 150 người phát nguyện quy y Tam bảo. Nhà chùa cũng đã tặng 160 suất quà mỗi suất 300 ngàn đồng cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đêm hội ánh sáng hoa đăng với hàng chục ngàn ngọn nến sáng chiếu lung linh, ánh sáng từ ái, thiện lành đã soi tận vùng núi hoang vu Phú Lộc nhờ vào quyết tâm bền chí, kiên cường.

Lòng từ bi nhân hậu của một Ni sư đã vượt qua bao chướng duyên, gian khó để các em thơ nơi đây được đến trường. Các cháu bệnh tật được chạy chữa khỏe mạnh, nhiều ngôi trường khang trang mọc lên và hơn hết trên đỉnh cao của ngọn đồi Trung An một ngôi Tam bảo trang nghiêm, là ngôi nhà tâm linh che chở cho nhiều thế hệ. Phật tử nơi đây đang ngày đêm xây dựng đời sống mới văn minh, hợp lẽ đạo-đời. 

Phước huệ của người Phật tử đã dày công vun đắp nên cảnh quan Phước Sơn linh tự mãi sống cùng niềm vui và hạnh phúc của người dân nơi đây như vị đại diện chính quyền huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Tháp đã phát biểu: “Ni sư Huệ An thực hiện theo hạnh nguyện Đức Phật Quan Âm ban vui, cứu khổ cho bà con rất nhiều trong hàng chục năm qua…”. Đó cũng là những điều tâm huyết của bà con nơi đây dành cho những người con Phật có tấm lòng  từ bi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày