Vắc-xin Sputnik V hiệu quả 90% với biến thể Delta

Nhân viên y tế cầm một lọ vắc-xin Sputnik V tại hiệu thuốc ở Moskva - Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế cầm một lọ vắc-xin Sputnik V tại hiệu thuốc ở Moskva - Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Các nhà khoa học Nga ngày 29-6 cho biết vắc-xin Sputnik V hiệu quả 90% với biến thể Delta, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ.

Trước đó, hiệu quả của vắc-xin với chủng virus ban đầu là 92%. Denis Logunov, Phó giám đốc Viện Gamaleya của Moskva, cho biết số liệu được tính toán dựa trên hồ sơ y tế kỹ thuật của vắc-xin.

"Chúng tôi không cố tình đưa ra con số thấp hơn mà xem xét hệ thống kỹ thuật, thu thập thông tin một cách toàn diện. Theo đó, hiệu quả của vaccine duy trì ở mức 90% với biến thể từ Ấn Độ", ông nói.

Logunov cho rằng con số này là thấp so với các vắc-xin của nước khác. "Chúng tôi khá lạc quan vì hiệu quả của vắc-xin giảm, nhưng không đáng kể", ông nói thêm.

Nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ kháng thể tạo bởi vắc-xin Pfizer giảm 5 lần khi gặp biến thể Delta. Theo Viện Francis Crick và Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ, một liều vắc-xin có hiệu quả 79% với chủng nCoV gốc, 50% với biến thể Alpha (Anh) và chỉ 32% với biến thể Delta. Hiệu quả tăng mạnh sau liều thứ hai.

Logunov cảnh báo tỷ lệ tiêm chủng tại Nga thấp. Đến nay, khoảng 12% dân số tiêm cả hai liều. Điều này có thể cho phép virus đột biến thêm.

Hồi tháng 3, Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp vắc-xin Sputnik V. Đầu tháng 6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Nga đã đồng ý cung ứng 20 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam trong năm nay.

Sputnik V được điều chế bằng công nghệ vector virus. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày