Văn hóa Phật giáo trong Festival Huế 2010

Bảy đóa sen khổng lồ được thắp sáng hàng đêm tại Festival Huế 2010
Bảy đóa sen khổng lồ được thắp sáng hàng đêm tại Festival Huế 2010
Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Huế 2010, Ban Tổ chức đã có sự phối hợp với Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế đưa ra giới thiệu với công chúng, du khách trong nước và quốc tế nhiều chương trình đặc sắc trong văn hóa, âm nhạc, nghi lễ của Phật giáo Huế.

Tái  diễn múa “Lục cúng hoa đăng”

Ban tổ chức Festival Huế 2010 phối hợp với Ban nghi lễ Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã trình diễn điệu múa “Lục cúng hoa đăng” tại Chùa Từ Đàm, TP. Huế. Đây là lần đầu tiên trong Festival Huế 2010 công chúng và du khách được thưởng thức điệu múa Lục cúng hoa đăng, do các nhà sư thể hiện kể từ khi điệu múa này được phục dựng theo nguyên bản.

Điệu múa này thường xuất hiện trong cung đình triều Nguyễn vào các ngày lễ lớn, với ý nghĩa nguyện cầu cho những người đã khuất giải thoát oan khiên trong các trai đàn chẩn tế, giải oan… Điệu múa được dàn dựng công phu, sinh động theo nguyên bản và 30 vị tăng sinh với áo mão, mũ trang kim, chân đeo xà phù.

“Ngày cơm chay tình thương”

Chương trình “Ngày cơm chay tình thương” diễn ra vào ngày 7/6 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, do Hội đồng hương Thừa Thiên- Huế tại TP. HCM và chương trình Huế Xa, tổ chức. Đây là một chương trình đặc biệt, đầy ý nghĩa và thu hút sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều người.

“Ngày cơm chay tình thương” mang ý nghĩa thực sự đúng như câu nói đó. Bằng tấm lòng yêu quê hương của mình, hội đồng hương những người xa Huế đã tự tay nấu 1.500 suất cơm với những món chay thanh đạm mà chứa đầy tình thương yêu, tấm lòng của mình với mong muốn mang đến bà con và các em có hoàn cảnh khó khăn một không khí ấm cúng, thân thương. Toàn bộ số tiền thu được từ "Ngày cơm tình thương" được Ban tổ chức trao cho các trung tâm bảo trợ trẻ em nghèo và khuyết tật tại Huế. Sau đó, đã có một đêm văn nghệ giao lưu đầy cảm động giữa các nghệ sĩ đến từ TP.HCM, các doanh nhân và trẻ em mồ côi, khuyết tật Thừa Thiên- Huế.

Chương trình âm nhạc Phật giáo

Tối 11/6, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (11 Lê Lợi, TP. Huế), chương trình âm nhạc Phật giáo do Ban nghi lễ Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trình diễn gọi là lễ nhạc lược nghi như Khoa du già mông sơn- Chẩn tế âm linh cô hồn, thu hút hàng trăm chư tăng, phật tử, văn nghệ sĩ trí thức Cố đô Huế và đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Trong Phật giáo, ý nghĩa lễ nhạc đã được mô tả trong nhiều đoạn kinh văn Phật giáo. Lễ nhạc được thực hiện dưới những hình thái như: chư thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường chư Phật, ngâm tán thi kệ, ngợi ca chân lý nhiệm màu…

Thắp sáng bảy đóa sen khổng lồ trên sông Hương

Trong thời gian diễn ra Festival Huế 2010, hàng đêm trên sông Hương, đoạn trước Phu Vân Lâu, Kỳ đài Huế diễn ra chương trình thắp sáng bảy đóa sen khổng lồ. Bảy đóa hoa sen có chủ đề “Bảy đóa sen hồng nâng gót tịnh” biểu tượng cho bảy bước chân của Đức Phật. Mỗi đóa sen cao 3,2 m, rộng hơn bảy mét, chất liệu vải, mầu hồng nhạt, được đặt trên bảy chiếc phao lớn làm bệ. Đây là tác phẩm sắp đặt do các tăng ni, phật tử tại Huế thực hiện.

Tác phẩm nghệ thuật này nhằm diễn tả điển tích Đức Phật lúc mới sinh ra đã đi 7 bước, mỗi bước chân nở ra một đóa sen hồng, sau đó lưu lại trên thế gian. Những ai thấy được toàn bộ 7 đóa sen sẽ được diễm phúc và may mắn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày