Vì sao gọi hổ là "ông Ba mươi"?

Ngày xửa ngày xưa, trên Trời có một người khỏe lạ lùng. Những việc dời núi lấp biển, đội đá bẻ cây ông làm băng băng không một ai bì kịp. Ông còn có tài thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị thần trên Thiên đình. Đặc biệt ông có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ.

Vốn tính nghịch và hung hăng quen thói từ hồi trẻ, Phạm Nhĩ không mấy khi ngồi yên. Ông thường hay gây sự đánh nhau với những kẻ mà ông thù ghét. Nhưng người ta đều tránh né ông, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng hảo hán không chịu nổi một cú đấm, cái gạt của ông. Thấy mọi người đều thua tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căng tự phụ. Ông cho rằng các vị thần xung quanh Ngọc Hoàng chẳng có tài nghệ và sức khỏe gì. Ông lấy làm bực mình vì sao bấy lâu danh tiếng mình nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng trao cho một chức vị xứng đáng.

Mỗi ngày lòng kiêu căng tự phục của ông một lớn thêm mãi. Cho đến lúc Phạm Nhĩ đâm khinh nhờn cả Ngọc Hoàng, tự nghĩ mình nên làm vua nhà Trời mới phải. Thế rồi chẳng bao lâu ông đã tụ tập xung quanh mình một số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơn người, thành một đội quân bất trị. Đội quân này ngày một đông, đã từng gây náo loạn ở Thiên đình. Cuối cùng, Phạm Nhĩ cầm đầu đội quân của mình tiến đến thiên cung đòi hạ bệ Ngọc Hoàng để cho mình trị vì thiên hạ.

Nghe tin chẳng lành, Ngọc Hoàng vội sai các bậc tướng lĩnh đem quân nhà Trời ra ngăn chặn. Có đến mười tám vị tướng, vị nào cũng lục trí thần thông, miệng thét ra lửa, tay bẻ gãy cổ thụ, chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu. Không đầy mười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về. Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầu cận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ. Những cũng chẳng mấy chốc ông đã làm cho bọn này nếm mùi thất bại chua cay.

Quân đội Nhà Trời vốn đông như kiến cỏ, nhưng kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy toán loạn như ong vỡ tổ. Thừa thắng, Phạm Nhĩ thúc quân, tiến lên vây chặt Thiên cung. Thấy thế Ngọc Hoàng hết sức lo lắng. Ngọc Hoàng vội sai Bắc Đẩu cầu cứu Đức Phật. Nghe tin báo cấp, Đức Phật sai Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ. Nhưng Đức Phật không ngờ Chuẩn Đề tài phép cao cường là thế, cũng lại bị ăn đòn nặng nề của Phạm Nhĩ đến nỗi lê lết chạy về, xiêm giáp tả tơi. Cuối cùng, Đức Phật đành phải ra tay.

Trong lúc Phạm Nhĩ đương hung hăng múa may, chửi bới Ngọc Hoàng và bọn triều thần bất tài bất lực, thì Đức Phật đã xuất hiện. Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của Đức Phận, toàn thân co rúm không động chân, động tay được nữa. Thế là Phạm Nhĩ bị bắt.

Bộ hạ của Phạm Nhĩ như rắn mất đầu, không ai bảo ai, tẩu tán khắp nơi. Trước khi ra về, Đức Phật giao Phạm Nhĩ cho Ngọc Hoàng xử trí. Ngài căn dặn Ngọc Hoàng phải làm cho Phạm Nhĩ hối lỗi chứ đừng giết hại. Ngọc Hoàng bèn quyết định đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp vật. Trước hết để tước bớt sức mạnh của Phạm Nhĩ, Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông ta để ông ta không thể bay về Thiên đình làm loạn. Ngọc Hoàng còn lo Phạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện của bốn phương ngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm. Bởi vậy, để làm giảm bớt trí nhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép, bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại, Tuy nhiên, thể theo lời dặn của Đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm.

Từ khi xuống trần, tài phép của Phạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn cánh mà bay. Mặc dầu vậy, ông vẫn giữ được một sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệu Chúa tể sơn lâm mà Ngọc Hoàng phong. Cho đến này, dòng dõi như ông vẫn nối nhau làm Chúa sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiềng ông, không dám gọi cái tên "Hổ", mà chỉ gọi tránh là "Ông Ba Mươi". Tại sao lại gọi là "Ông Ba Mươi"? Đó là vì khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu 30 roi để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa. Người xưa có câu:

"Trời sinh ra hùm có vây,

Hùm mà có cánh, hùm bay lên Trời"

để nhớ cuộc náo động Thiên cung của Phạm Nhĩ xưa kia.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày