太虚法师作词 (Sáng tác: Pháp sư Thái Hư)
弘一法师选谱 (Phổ nhạc: Pháp sư Hoằng Nhất)
--------***--------
1.人天长夜,宇宙黯暗,谁启以光明?三界火宅,众苦煎逼,谁济以安宁?
大悲大智大雄力,南无佛陀耶!昭朗万有,任席众生,功德莫能明。
2.二谛总持,三学增上,恢恢法界身。净德既圆,染患斯寂,荡荡涅槃城!
众缘性空唯识现,南无达摩耶!理无不彰,蔽无不解,焕乎其大明。
3.依净律仪,成妙和合,山遗芳型。修行证果,弘法利世,焰绩佛灯明。
三乘圣贤何济济? 南无僧伽耶!统理大众,一切无碍,住持正法城。
今乃知:唯此是,真正归依处,尽形寿,献身命,信受勤奉行.
Dịch nghĩa:
1. Đêm dài kiếp trời người, tối tăm trong vũ trụ, ai mở được ánh quang minh? Ba cõi như nhà lửa, chúng sanh chịu khổ bức, ai cứu được yên ổn? Đại bi đại trí đại hùng lực,
2. Dung thông nhị đế, tăng trưởng Tam học, bao la thân pháp giới. Tịnh đức nay tròn, hoạn nạn vắng lặng, dâu bể thành Niết bàn! Nhân duyên sanh, tánh không duy thức hiện.
3. Nương theo các điều luật thanh tịnh, thành diệu pháp hòa hợp, thì núi non hiện hình, tỏa tiếng thơm. Tu hành chứng quả, hoằng pháp lợi sanh, thắp sáng đèn Phật tánh. Do đâu Tam thừa Thánh hiền nhiều vô số?
Nay mới biết: chỉ đây là nơi nương tựa chân chánh; đem cả hình hài, hiến thân mạng, tín thọ cần phụng hành.
Bài hát mang nội dung chuyển hóa thật sâu sắc, đọng lại trong lòng người những xao xuyến về suy nghĩ mưu cầu sự tu học tinh tấn; mong rằng mọi người đạt đến sự đổi thay nhận thức, trí tuệ giác ngộ và giải thoát viên mãn. Mời bạn hãy tận hưởng Đạo ca của thế giới Phật giáo người Hoa.
Nhân duyên hình thành Tam Bảo ca: Năm 1930, tại Phật học viện Vân Nam Trung Quốc, đại sư Thái Hư chợt nghĩ ra ý tưởng: nước có quốc ca, trường học có hiệu ca, nhưng Phật giáo còn thiếu đạo ca để nói lên được nghĩa lý sâu xa và tinh thần Phật giáo. Lúc đó vừa gặp đại sư Hoằng Nhất tinh thông về mỹ thuật và âm nhạc hiện đang ở trong trường, sư bèn nhờ đại sư Hoằng Nhất biên tập để phổ nhạc theo lời văn của mình. Sau khi đem toàn bộ công đức xưng tán Tam bảo và chế tác thành bài hát hoàn chỉnh, thì ca khúc nổi tiếng này được lưu truyền rộng rãi, đến nay đã thành bài đạo ca của Phật giáo người Hoa trên thế giới.
Đại sư Thái Hư là cao Tăng nổi tiếng thời cận đại, người Hải Ninh Triết Giang, sinh năm 1889, thông minh chánh trực, 16 tuổi xuất gia, thọ cục túc giới năm 18 tuổi, pháp danh Duy Tâm, hiệu Thái Hư. Năm 22 tuổi đại sư bắt đầu hoằng pháp, năm 1947 viên tịch tại chùa Ngọc Phật, Tp Thượng Hải, hưởng dương 58 tuổi, 40 hạ lạp. Đại sư Thái Hư trải qua nhiều cảnh ngộ, sư chủ trương 3 cuộc đổi mới về giáo lý, giáo chế và giáo sản, vận động phục hưng Phật giáo, thiết lập chế độ tăng đoàn. Ngài là vị tăng Trung Quốc đầu tiên đến Âu Mỹ truyền bá Phật giáo, có người xem ngài là cứu tinh của PG Trung Quốc, trọn đời ngài chủ trương Tam Phật đó là: Phật tăng, Phật hóa, Phật quốc, trong đó đẩy mạnh đề xướng nền giáo dục Tăng già, cử học Tăng đi du học các nước, đào tạo Tăng tài tinh thông về ngôn ngữ kinh tạng Anh văn, Pali, tiếng Phạn, Tây Tạng v.v, ngoài ra ngài còn sáng lập các tạp chí: Hải triều âm, Báo Phật hóa, Phật hóa tân thanh niên…để hoằng dương Phật pháp, xúc tiến việc Phật giáo hóa thế giới. Đại sư thị tịch để lại nhiều tác phẩm: Chỉnh lý chế độ Tăng già, Thích Tân Tăng, Chấn hưng Phật giáo suy lạc nguyên nhân luận, Pháp tướng Duy thức học…rất nhiều tác phẩm sau đó do ngài Ấn Thuận gom lại thành Thái Hư Đại sư toàn thư gồm 64 tập lưu hành ở đời.
Đại sư Hoằng Nhất: danh tăng Trung Quốc, người Bình Hồ Triết Giang, họ Lý, tên Hầu, hiệu Thúc Đồng, lại lấy tên là Thành Hề, tự Tích Sương, là người chấn hưng Phật học Nam Sơn thời cận đại. Sư xuất gia lúc 39 tuổi, năm 1918, pháp danh Diễn Âm, hiệu Hoằng Nhất, là người có tính phóng khoáng, điềm đạm, du học Nhật bản năm 29 tuổi. Ngoài thi văn từ phú ra, ngài còn rất giỏi về dùng thi họa để tuyên truyền Phật pháp. Sư thường than thở: “ sở dĩ giới Tăng sĩ thường bị người đời chê bai là bởi không giữ giới luật” nên phát nguyện suốt đời tinh nghiêm giới pháp. Sư thị tịch vào tháng 11/1942, thọ 63 tuổi, hạ lạp 24, để lại nhiều tác phẩm: Di Đà Nghĩa Sớ Hiệt Lục, Tứ Phần Luật Tỳ Kheo Giới Tướng Biếu Ký…được xếp vào Hoằng Nhất Đại sư Pháp tập.
Tại Hội liên hiệp phát biểu các luận văn Phật học Đài Loan năm 2008, các học giả Phật học Đài Loan đã xưng tán tầm quan trọng của Đạo ca và phương hướng giáo dục Phật giáo thời hiện đại, các nội dung hình thức để thúc đẩy sự phát triển mới mẻ của Phật giáo Hán truyền hiện đại, bấm vào đây: