Việc đến chẳng bận lòng

Việc đến chẳng bận lòng
Giác Ngộ - Một lần nọ, có chàng ký giả trẻ vì thấy mọi người cúng dường lão Hòa thượng Quảng Khâm rất nhiều tịnh tài, bèn động tâm xấu, đi lên núi uy hiếp tống tiền. Gặp lão Hòa thượng, anh ta liền nói: "Ngài đưa tiền đây nếu không thì ngòi bút của tôi lợi hại lắm đó.

Nếu ngài không đưa tiền ra thì tôi sẽ viết một bài báo về ngài, ngày mai báo đăng, bảo đảm toàn núi này không có ai đến, không có cả nửa con ruồi hoặc muỗi!". lão Hòa thượng nghe xong, chỉ an nhiên tự tại mà nói với anh ta: "Kính nhờ anh! Anh viết càng xấu càng tốt! Anh muốn viết thế nào cũng được, tôi không cần mọi người cung kính tôi. Nếu người ta cung kính tôi, xin tôi gia trì thì ngày nào tôi cũng phải trì chú Đại bi, gia trì nước chú Đại Bi; nếu người ta đều bảo tôi là xấu mà không cung kính thì tôi mới được yên tịnh mà niệm A Di Đà Phật".

Người ký giả ấy nghe xong thì rất ngạc nhiên, anh ta bảo đã đi cùng khắp Nam Bắc, chưa từng gặp ai như lão Hòa thượng! Quả là: "Sự đáo vô tâm giai khả lạc/Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao"(Chẳng bận lòng đối với các sự việc xảy đến thì được vui/Người đạt đến chỗ không mong cầu thì mới thực sự cao cả và đáng kính). (Theo Liên hoa hóa sanh)

Bài học đạo lý:

Người ta thường hay sợ thanh danh bị bôi nhọ, cũng chỉ vì vướng mắc vào cái vòng danh lợi lẩn quẩn. Cho nên, người có vấn đề mờ ám sẽ phải sợ bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông, nhưng đưa tiền rồi mà đâu đã được yên, có khi lại cứ bị tống tiền tiếp tục. Anh chàng ký giả tống tiền kia dụng ý bẻ cong ngòi bút, dùng danh lợi làm một thứ bửu bối để uy hiếp người khác. Cứ tưởng ai cũng phải sợ, không ngờ Lão hòa thượng Quảng Khâm (1892-1986, Đài Loan) vốn xem danh lợi như là thứ rác rưởi phải bỏ đi. Ngài không bị cái hư vinh làm trở ngại, lòng tin vào Phật tánh của Lão hòa thượng mạnh mẽ to lớn vô cùng! Ngài biết rằng, các tướng trạng của thế gian đều hư ảo như huyễn mộng. Cho nên, tâm ngài bất động trước mọi biến động của cuộc đời.

Thực ra, mình tốt hay không tốt không phải chờ người khác đánh giá hay phê bình mà nên. Người xưa nói: "Hữu xạ tự nhiên hương", tiếng lành ắt sẽ đồn xa. Nếu quả thực mình không tốt thì dù trên báo đăng rất tốt cũng không ích gì! Nếu chính mình không làm việc xấu, thì dù bị quy chụp thế nào đi nữa cũng không vì thế mà xấu đi hay sợ hãi. Bởi lẽ cuộc đời này ngoài bất công vẫn còn có chân lý và lẽ công bằng.

Phần đông người ta thường hay bị dính mắc, bận lòng đến những lời phê bình của người khác, không dám buông bỏ, vì sợ rằng buông bỏ sẽ mất mát, sẽ không còn gì. Nhưng đối với Lão hòa thượng thì sự việc tống tiền của anh nhà báo đe dọa bôi bẩn danh dự ngài không có gì đáng lo sợ, bởi ngài đã quá thấu hiểu bài học: Sự đáo vô tâm giai khả lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

 Lễ tưởng niệm, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82

Tây Ninh: Lễ tưởng niệm và an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh ở Campuchia

GNO - Chiều 24-7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82 (xã Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Trị sự GHPGVN tỉnh và tịnh xá Trúc Lâm diễn ra Lễ tưởng niệm, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Campuchia, được quy tập trong đợt 2.
Thangka thường được đặt trên bàn thờ và được dùng làm điểm tập trung cho việc cúng dường, lễ lạy và tụng niệm. Đối với người tu theo Kim cương thừa, Thangka còn là công cụ hỗ trợ thiền định và quán tưởng

Giữ hồn Thangka - Bảo tồn nghệ thuật thiêng liêng giữa thời hiện đại

GNO - Thangka không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà là pháp khí của sự hành trì. Mỗi nét vẽ đều được thực hiện bằng chánh niệm, như một hình thức thiền định sống động. Giữa thời hiện đại nhiều biến động, những người nghệ sĩ ở Nepal vẫn âm thầm gìn giữ ngọn lửa của truyền thống này.
Ảnh minh họa

Cúng tiểu tường và húy nhật vào năm nhuận

GNO - Hàng năm vào tháng Sáu âm lịch gia đình tôi có lễ giỗ cho người thân. Năm nay nhuận hai tháng Sáu thì việc cúng giỗ sẽ tiến hành như mọi năm hay có điều chỉnh gì về ngày tháng?

Thông tin hàng ngày