Vĩnh Phúc: Lễ an vị tôn tượng Tổ sư tại Thiền viện Trúc Lâm An Tâm

(GNO-Vĩnh Phúc): Sáng 4-9-Tân Mão (30-9-2011), chư tôn đức Thiền phái Trúc Lâm cùng chư Ni tại thiền viện tổ chức lễ an vị tôn tượng Tổ sư tại Thiền viện Trúc Lâm An Tâm (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Trước khi vào phần lễ chính, Đại đức Thích Tỉnh Thiền đã có một thời pháp tới Phật tử về dự lễ. Thầy đã ôn lại cho đại chúng về công hạnh của các vị Tổ sư an vị tôn tượng, từ hai Đại đệ tử của Đức Phật là Tôn giả Đại Ca Diếp - đầu đà đệ nhất và Tôn giả A Nan - đa văn đệ nhất, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma - vị Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa. 

Tam tổ Trúc Lâm: Sơ tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông, Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang. Đặc biệt, tại thiền viện Trúc Lâm An Tâm còn an vị Tôn tượng của Đệ nhất Tổ Ni giới - Ni trưởng Kiều Đàm Di tôn giả. 

Sau thời thuyết giảng về công hạnh Tổ, lễ an vị tôn tượng Tổ sư được cử hành trang nghiêm tại Tổ đường của thiền viện.

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm là một thiền viện thuộc tông môn Thiền phái Trúc Lâm đang trong quá trình xây dựng, nằm gần cạnh Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, khi hoàn thành sẽ là nơi tu tập của chư Ni, cùng với các thiền viện, thiền tự trong tông môn, góp phần xiển dương Chính pháp và xiển dương dòng thiền Trúc Lâm.

Xin gửi tới một vài hình ảnh của buổi lễ:

antam-1.gif

Đường vào thiền viện

antam-2.gif

Chánh điện thiền viện 

antam-6.gif

Chư tôn đức niêm hương cử hành lễ an vị 

anvi.gif

antam-4.gif

Phật tử cùng tham dự lễ

antam-8.gif

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày