Vu Lan bình yên

Lễ Vu Lan ở Hà Nội trôi qua thật yên bình. Chính rằm (14/7 âm lịch) năm nay may mắn trùng đúng vào ngày nghỉ Lễ 2/9 nên nhà nhà có dịp bày biện và ăn một trong hai ngày rằm quan trọng trong năm chu đáo, kỹ càng hơn.

Xếp hàng đội lễ lên chùa


Càng cận rằm, những gánh hàng mã vẫn thong dong đi trên phố báo hiệu một mùa Vu Lan đang về càng vãn hẳn. Cũng như nhiều người khác, người bán đồ mã có cái dáng tất tả cũng phải tranh thủ về quê lo tết lễ cho gia đình mình.

Nơi tập trung nhiều hàng mã bán rong ngoài bãi Phúc Tân vãn hẳn cảnh họp chợ ồn ào từ sáng sớm. May ra còn sót vài người tranh thủ phiên chợ cuối, chị Hà ở Hưng Yên cho biết: "Vì còn mấy đứa em cùng quê đi bán hoa quả nốt buổi sáng nên tôi cũng tranh thủ lấy thêm gánh mã vào phố bán chứ nếu không đã về quê cùng mọi người từ chiều 13 rồi".

Cùng với cái cảnh vắng vẻ của những gánh mã đi rong, nhiều cửa hàng trong phố cũng đóng cửa nghỉ ngơi đón rằm. Vợ chồng anh chị Linh - Phượng bán phở ở 14 Ngô Thì Nhậm cho biết, ngay từ sáng 14, hàng họ đã ế ẩm vì khách quen hầu hết về quê ăn rằm nên hôm quyết định đóng cửa hàng đưa các cháu lên cụ ăn rằm. Hà Nội đón lễ Vu Lan theo cách truyền thống là họp mặt gia đình và lên chùa.

Chùa chiền nghi ngút khói nhang lòng thành


Vắng hẳn đội quân bán hàng mã đi rong các quầy hàng mã trên phố Hàng Mã  lại tấp nập khách vào ra lựa chọn. Đúng như người ta vẫn bảo "trần sao âm vậy", chợ vàng mã với đủ các loại hàng từ hàng tiêu dùng đến phương tiện giải trí cho “người cõi âm” được bày la liệt tha hồ lựa chọn

Bán chạy nhất trong dịp này là tiền vàng và quần áo. Chỉ riêng mặt hàng tiền vàng đã có cả chục loại khác nhau từ đô la, đến ngân phiếu và tiền mặt... để khách hàng lựa chọn. Còn quần áo, mũ mã, guốc dép thì bảo đảm cập nhật thời trang với đủ chủng loại.

Bộ quần áo cụ ông, cụ bà có đầy đủ ô, nón, giấy dép, khăn xếp, đồng hồ, hộp đựng đồ trang sức... áo dành cho cô cậu diêm dúa, quần áo quan thần linh đủ cả mũ mão cân đai giày dép giá, nón, ô... Tại một số cửa hàng còn bầy bán Âu phục dành cho nam, nữ, thậm chí nếu khách có nhu cầu cửa hàng còn phục vụ cả bộ quân phục với đầy đủ “quân hàm”, huân huy chương...

Chị Nga ở Hàng Khoai vừa tất tả xách làn với những ặc è hoa quả chuẩn bị ngày rằm vừa phải cố giải thích câu hỏi ngây thơ của cậu con trai:  "mẹ ơi, sao người ta phải đốt giấy nhiều thế". Đến giờ này cũng chưa ai có thể thống kê được sự tốn kém từ khoản đốt vàng mã như thế nào nhưng cứ đến rằm tháng 7 âm lịch Hà Nội lại rộn ràng đồ mã như thế. Mùa Vu Lan thành mùa đốt mã từ lúc nào.

Khắp nơi đều thấy cảnh đốt vàng mã


Và rồi trí tò mò còn ánh lên khi cu cậu cứ ngơ ngác nhìn vào mâm cỗ chúng sinh bày đầy ngoài đường. Bày biện một cái Tết dành cho người âm, trong mâm cúng cháo nhà nào cũng không thể thiếu bỏng ngô, khoai lang, củ dong, hoa quả... Chị Nga giải thích cho con trai, hai thứ quan trọng nhất, không thể quên trong mâm lễ là bát gạo và bát muối. Hai thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Nó là sự nhắc nhở đến những thứ tối thiểu cần cho con người để tồn tại.

Trong tiềm thức người Việt tết Vu Lan rằm tháng bảy, hay ngày xá tội vong nhân còn mang ý nghĩa con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ những đấng sinh thành. Một cái Tết đầy ý nghĩa, một tập tục đẹp trải qua bao thăng trầm vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nghĩ đến Tết Vu Lan là thể nào nghĩ đến ngay tấm lòng hiếu thảo, nghĩ đến ngay ơn nghĩa sinh thành của cha.

Cổng chùa trước ngày Rằm tháng 7


Mùa Vu Lan ở Hà Nội cũng có nét riêng, ngay từ sớm các chùa đã thỉnh chuông, mở cửa đón thiện nam, tín nữ. Từ ngày 11 âm lịch cho đến tối qua, khuôn viên các chùa lớn tại Hà Nội như Quán Sứ, Chùa Bà Đá, chùa Phúc Khánh, chùa Bồ Đề… đông nghịt người đi lễ.

Khách đến lễ chùa cả ngày ai cũng cầm trên tay hoặc một bông hồng  trắng, hoặc hoa hồng màu đỏ. Theo tập tục ý nghĩa màu trắng là người có mẹ đã khuất, hồng đỏ cho người còn mẹ, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, đức hiếu thuận của con cái hướng đến đấng sinh thành.

Tối đến sau bữa cơm đoàn viên, sau cái lễ chúng sinh bày trước hiên nhà mới là lúc người đi lễ chùa đông vui và nhộn nhịp. Không gian đường phố đượm màu cổ kính, tấm lòng thành người người như thấu đến cửu trùng. Cháo lá đa, bỏng ngô, bày ra vỉa hè, quanh những gốc cây cổ thụ, bên  trong và ngoài cổng chùa.

Lễ Vu Lan trong sự háo hức và tò mò của con trẻ


Người lớn thành kính, lâm râm khấn vái, đám trẻ tò mò háo hức chạy quanh. Vợ chồng anh Mạnh, chị Lan ở Hai Bà Trưng, Hà Nội không quản ngại cho cả hai con nhỏ đi  lễ cùng. “Tôi đưa các con đi lễ chùa vào đúng ngày Lễ Vu Lan để chúng ghi nhớ một tục lệ đẹp và cao quý này, mong sao sau này cháu sẽ có hiếu với ông bà tổ tiên”- chị tâm sự.

Có một điều đặc biệt, lễ Vu Lan năm nay, các bạn trẻ đi cầu khấn khá đông.  Mỗi người một điều ước, một thỉnh cầu, tuy nhiên, trong sâu thẳm trái tim mỗi người, ai cũng mong muốn cha mẹ mình được mạnh khỏe và bình an. Được báo hiếu, đáp trả công lao dưỡng dục, sinh thành ngay khi bố mẹ đang còn sống trên đời, hẳn là ước nguyện chính đáng và cao đẹp của mỗi con người.

Những người trẻ thành tâm khấn vái

Không gian càng thêm huyền ảo khi có thêm màu trăng rằm huyềnảo. rĐm Rằm tháng bảy xá tội vong nhân trôi qua trong bình yên, và cả sự bao sự trăn trở với biết bao người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày