Vu Lan cho cả người nghèo

Ngoài việc ăn chay, cúng lễ tại gia đình và trên chùa, nhiều người còn chọn ngày Vu Lan để phát cơm chay, tặng tiền, gạo, quần áo cho người nghèo, người tàn tật, trẻ mồ côi…

Vào dịp Vu Lan, mỗi gia đình chọn một cách riêng để bày tỏ lòng thành với người đã khuất, những vong hồn vất vưởng không ai chăm lo cúng giỗ. Những năm gần đây, nhiều gia đình còn theo “lễ thành tâm”, dành tiền bạc phân phát cho người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình.

Tấp nập sắm lễ cầu an

Ngay từ những ngày đầu tháng bảy âm lịch, phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tấp nập người bán, kẻ mua. Cờ phướn, đèn lồng, vàng mã rực rỡ bày tràn ra cả vỉa hè. Đặc biệt, năm nay còn xuất hiện thêm những cửa hàng bán đồ thờ cúng của thương nhân Trung Quốc. Từ ô tô, xe đạp, tủ lạnh, ti vi cho tới comple, quần áo thời trang, điện thoại di động…, tất cả đều được làm bằng giấy nhưng do mẫu mã bắt mắt hơn nên hàng mã Trung Quốc thường đắt gấp 2-3 lần so với hàng trong nước.

Ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, chùa Hòa Mã (Hà Nội) đã tổ chức lễ cúng phả độ gia tiên cho nhiều gia đình.
Ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, chùa Hòa Mã (Hà Nội) đã tổ chức lễ cúng phả độ gia tiên cho nhiều gia đình.

Chị Ngọc Hường, chủ cửa hàng số 25 Hàng Mã cho biết: “Quanh năm chỉ có mùa này là “vào cầu”, nhiều khi còn cháy hàng. Giống như đồ dùng trên dương gian, đồ vàng mã cũng có nhiều loại phục vụ nhiều đối tượng với giá từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn,  thậm chí hàng triệu đồng”.

Chị Nguyễn thị Thảo, ở Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội vừa đưa tờ giấy A4 ghi kín danh sách đồ cần mua, được chia làm ba cột cho chủ hàng rồi bảo: “Phải tranh thủ nghỉ việc giữa giờ để đi sắm lễ, một lễ cúng ở nhà, một lễ cúng ở chùa và một lễ dùng ở cơ quan…”.

 

Với gia đình anh Thiên Phước ở quận 10, TP HCM, ngoài việc đến chùa cầu an, tập cho các con ăn chay ngày rằm (bản thân anh Phước đã ăn chay được ba năm), gia đình anh còn làm mâm cúng cô hồn vào ngày rằm đặt trước cửa nhà. Anh nói: “Không cần phải mâm cao cổ đầy mà chỉ cần có một ít gạo, muối, bánh kẹo, trái cây, vàng mã…và ba nén nhang khấn vái là đủ. Những gia đình khá giả, giàu có để bày tỏ lòng thành đôi khi còn có cả heo quay, vịt quay, tiền lẻ…”.

Không quên người nghèo

Tháng Bảy là tháng mà nhiều người ăn chay tích đức cho cả năm, vì thế đây cũng là dịp để các nhà hàng, quán ăn chay ra sức “trổ tài”, làm mới thực đơn. “Ngày nay, người dân đã có thói quen dùng chay vào những ngày rằm. Ngay cả những doanh nhân thành đạt cũng bắt đầu có thói quen dùng thực phẩm chay. Những năm gần đây, lượng thực phẩm chay do nhà hàng bán ra vào mùa Vu Lan tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường”, chị Lê Thị Kim Hồng, Nhà hàng Việt Chay Vĩnh Nghiêm ở TP HCM, nói. Vào ngày rằm tháng bảy, nhà hàng này còn tổ chức tiệc buffet cho khách thập phương.

Thời điểm này, khắp các chùa của Hà Nội như: Quán Sứ, Hòa Mã, Linh Thông, Phúc Khánh…đều dựng đàn chay cho các gia đình tới làm lễ phả độ gia tiên. Đặc biệt tại chùa Phúc Khánh, từ hôm nay đến ngày 2/9 (tức 12 - 14 tháng 7 âm lịch), chương trình Đại lễ cầu siêu sẽ diễn ra. Trước đó một tuần, vào 19h hằng ngày, nhà chùa đều tổ chức lễ tụng kinh Lương Hoàng Sám với sự tham gia của đông đảo phật tử.

 

Sư thầy Minh Đức, người phụ trách chương trình này cho biết, đây là hoạt động thường niên của nhà chùa vào dịp Vu Lan. “Gần đây số lượng khách tới dự đại lễ tăng lên hàng ngàn gia đình. Tất cả đều mang tâm nguyện cầu cho vong linh người đã chết được siêu thoát và mong bình an cho những người đang sống”, sư thầy nói.

Vào ngày rằm tháng bảy, các chùa tại TP HCM luôn mở rộng cửa phân phát cơm chay cho mọi người: từ trẻ mồ côi, tàn tật đến những người nghèo, người sống lang thang,… khắp nơi đều được hưởng lộc Phật. Nhiều cơ sở thờ tự, hộ kinh doanh, gia đình khá giả còn có nghĩa cử tốt đẹp khi tổ chức phát gạo, thực phẩm cho những gia đình nghèo gặp khó khăn trong cuộc sống như một việc làm phúc, tích đức cho mình, gia đình và con cháu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày