Vụ thông tin VietnamNet đánh lận ngôn ngữ tôn giáo dưới góc nhìn của Luật Báo chí

Giác Ngộ - Luật báo chí cấm đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân...

>> Bạn đọc Giác Ngộ yêu cầu VietnamNet đính chính, xin lỗi công khai!

Theo Luật Báo chí Việt Nam, VietNamnet vi phạm khoản 4 Điều 10 (trích):  “Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí

Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây:

...

4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân”. 

Untitled-111111111111111.jpg

Bài báo mập mờ, đánh lận ngôn ngữ của VietnamNet - Ảnh: Hoàng Độ

Theo những gì Giác Ngộ Online đưa tin thì VietnamNet đã xúc phạm niềm tin tôn giáo và văn hóa Phật giáo. Theo luật báo chí nước ta đi đôi với việc khen thưởng là kỷ luật, trích Điều 28 Luật Báo chí như sau:

Điều 28. Xử lý vi phạm

1- Cơ quan báo chí, tổ chức khác vi phạm quy định về giấy phép hoạt động báo chí, về nội dung thông tin trên báo chí, về cải chính do thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống và các quy định khác của Luật này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.

Cơ quan báo chí, công dân thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, công dân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

2- Người chịu trách nhiệm chính về những hành vi quy định tại khoản 1 điều này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3- Người vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, trả lời trên báo chí, thành lập cơ quan báo chí, phát hành, quảng cáo, họp báo, cản trở hoạt động báo chí, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo và các quy định khác của luật này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Vậy nếu như đưa tin sai sự thật loại rồi gỡ bỏ trên website, cải chính rồi có phải chịu trách nhiệm trách nhiệm, ta hãy xem bày viết này:

>> Những điểm mới trong Luật Báo chí sửa đổi

trích một phần trong bài viết trên trong bài viết trên thì:

 Cải chính rồi vẫn phải chịu trách nhiệm

Có một sự ngộ nhận lâu nay là nhiều người cho rằng khi báo chí “lỡ” thông tin sai sự thật mà đã cải chính rồi thì coi như hết trách nhiệm. Sự thật không thể “hết trách nhiệm” được nếu hậu quả của thông tin ấy gây thiệt hại nghiêm trọng và việc xin lỗi, cải chính không thể bù đắp được tổn thất vật chất và tinh thần.

Trường hợp này về nguyên tắc, dù báo chí có cải chính rồi, người bị thiệt hại vẫn có quyền khiếu nại lên trên hoặc khởi kiện ra tòa để đòi bồi thường dân sự. Nếu gây thiệt hại nghiêm trọng đến mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì cơ quan điều tra vẫn có quyền khởi tố hình sự...

Sở dĩ có sự ngộ nhận lâu nay như trên vì khoản 4 Điều 9 Luật Báo chí 1999 quy định một cách lập lờ dẫn đến hiểu lầm: “Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi (...) thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại tòa án” (điều quy định này có thể hiểu là “hễ đã cải chính xong rồi thì thôi, hết đường thưa kiện nữa!)”.

Thiện Thông

--------

>> Báo Đất Việt nhận định: Bản dịch của VietnamNet "làm tổn thương Phật giáo"

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày