Xác định vị trí thành phố Phật giáo mất tích hàng thế kỷ

GNO - Các nhà khảo cổ học ở Campuchia đã có những phát hiện mới về thành phố Khmer cổ xưa Mahendraparvata, bị chôn vùi nhiều thế kỷ trong khu rừng quốc gia Campuchia - thông tin từ The Buddhist Door.

thanh pho mat tich.png

Sử dụng công nghệ quét laser quân sự, các nhà nghiên cứu đã xác lập thành công bản đồ thủ đô của vương quốc Khmer cổ đại, tồn tại trước cả quần thể Angkor Wat với các kết quả chi tiết được đăng trên tạp chí khoa học Antiquity tuần qua (ảnh).

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Pháp về châu Á học và quan chức Công viên Khảo cổ Angkor của Campuchia (APSARA) đã dùng công nghệ khảo sát LiDAR xác định vị trí và các chi tiết của Mahendraparvata. Sự tồn tại của thành phố cổ này được biết đến cách đây vài thập niên với các bằng chứng khảo cổ cụ thể - là kết quả của dự án nghiên cứu quốc tế kéo dài nhiều năm.

Dù có vị trí quan trọng như một trong những thủ đô thời kỳ cổ xưa nhất của Angkor, khu vực miền núi Phnom Kulen cho đến nay vẫn nhận được rất ít sự quan tâm và gần như không tồn tại trong bản đồ khảo cổ học, trừ các điểm đánh dấu phần sót lại của các ngôi chùa bằng gạch - các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu mới này mở ra nhiều sự hiểu biết quan trọng và sâu sắc về sự xuất hiện của các khu đô thị Angkor thời đó.

Mahendraparvata - thành phố mất tích của Campuchia, có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là “ngọn núi của Trời Đế Thích”, cách 40 km về phía bắc quần thể Angkor, trên đoạn dốc của núi Phnom Kulen, phía bắc tỉnh Siem Reap.

Thành phố thủ đô cổ xưa của vương triều Khmer này vừa theo Phật giáo vừa theo tín ngưỡng Hindu, phát triển mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 9 - 15. Tên của thành phố này ám chỉ một đỉnh đồi linh thiêng, ngày nay là Phnom Kulen - nơi vị vua Khmer đầu tiên Jayavarman II (802 - 35) được phong vị vào năm 802. Triều đại này thống trị từ cuối thế kỷ thứ 8 đến nửa đầu thế kỷ thứ 9.

Lịch sử và địa lý của khu vực đã tạo ra nhiều khó khăn khi thực hiện các khảo sát khảo cổ học và xác lập vị trí trên lãnh thổ Campuchia. Mãi cho tới gần đây, vị trí này được phát hiện ở nơi xa xôi, khó tiếp cận và bị cây xanh bao phủ dày đặc. Hơn nữa, thành phố lại nằm trong số các pháo đài của quân Khmer Đỏ, chiếm đóng khu vực này từ những năm 70 đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Các tàn tích nguy hiểm của chiến tranh cũng là một vấn đề nghiêm trọng gây khó khăn cho việc tìm kiếm thành phố này của các chuyên gia.

Không ảnh và các khảo sát mặt đất đã được bắt đầu từ năm 2012, nhóm các chuyên gia đã lập định bản đồ mạng lưới sự phát triển đô thị cổ xưa được cho là có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 9, gồm hàng ngàn các đối tượng khảo cổ chưa được phát hiện đã bị chôn vùi nhiều thế kỷ bởi cây cỏ.

Các khảo sát LiDAR đã làm hé lộ mạng lưới đô thị phức hợp của thành phố gồm có có hồ chứa nước, kênh đào, đường xá, đồng lúa,... trong diện tích 50 cây số vuông đã bị phủ kín bởi thực vật - theo Newsweek.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện dấu tích các tòa nhà, chùa, dinh thự của mỗi thành phố.

Khám phá về thành phố mất tích này sẽ giúp hiểu được giai đoạn quá độ từ thời kỳ tiền Angkor, bao gồm sự cải tiến trong quy hoạch đô thị, thiết kế thủy lực và các tổ chức chính trị xã hội định hình nên lịch sử khu vực 500 năm sau đó - theo Antiquity.

Với diện tích khoảng 400 km vuông, Công viên Khảo cổ Angkor là một trong những điểm khảo cổ quan trọng nhất vùng Đông Nam Á, chứa đựng các tàn tích của nhiều thủ đô các triều đại Khmer làm thành khu phức hợp Angkor. Là di sản văn hóa thế giới được UNESCO bảo vệ, khu vực còn có đền Angkor Thom, thủ đô cuối cùng của đế chế Khmer. Ở độ cao này, khu phức hợp thành phố và hàng trăm ngôi chùa là nhà của hơn 1 triệu cư dân, nơi đây từng là các trung tâm tiền công nghiệp đông đúc nhất.

Công viên Khảo cổ Angkor mỗi năm thu hút khoảng 2 triệu du khách đến tham quan.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh họa

Không muốn đi chùa vì nghe nhiều điều xấu về tu sĩ

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày