Xác lập niềm tin và tăng cường vai trò của cư sĩ trong các hoạt động Giáo hội

Giác Ngộ - Ngay sau lễ khai mạc, nguyên buổi chiều hôm qua 09-9, Hội thảo hướng dẫn Phật tử toàn quốc 2011 tại TP. Đà Nẵng đã bước vào phiên làm việc đầu tiên với nhiều ý kiến và đóng góp thiết thực xoay quanh chủ đề chính "Phật hóa gia đình và đạo đức xã hội" mà nỗi bật là việc xác lập niềm tin cũng như nâng cao vai trò cùa người cư sĩ trong các hoạt động Giáo hội.
wwTlaun (4).JPG

TT. Thích Không Trú phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

Phát biểu khai mở cho vấn đề này, TT. Thích Không Trú - Chánh Thư ký Ban Trị sự THPG tỉnh Lâm Đồng đề nghị các hoạt động giáo hội nên tạo điều kiện cho sự tham gia của hàng ngũ cư sĩ Phật tử. Thượng tọa cho rằng trong đệ tử của Đức Phật có tứ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, cận sự nam, cận sự nữ...v.v. và bốn chúng này hòa hợp trong các công tác Phật sự. Trong thời gian quá khứ cũng như hiện tại, hàng ngũ cư sĩ đá có những đóng góp tích cự cho nhiều hoạt động của các cấp Giáo hội. Vấn đề này cần phải phát huy mà quan trọng là tìm phải pháp để phát huy hiệu quả.

Đồng thuận với ý kiên của TT. Thích Không Trú, một đại biểu đến từ tỉnh Cà Mau cho rằng, người cư sĩ có thể đóng góp cho Giáo hội bằng nhiều phương thức khác nhau mà biểu hiện cụ thể nhất là Phật hóa gia đình, chuyển hóa cuộc sống của những người thân yêu gắn bó với đạo Phật, thực hành lời Phật dạy. Đại biểu cũng nêu lên quan điểm cho rằng chư tôn đức Trụ trì các tự viện giữ vai trò rất quan trọng trong mục tiêu nâng cao vị trí của cư sĩ Phật tử cũng như hướng dẫn Phật tử thực hiện "Phật hóa gia đình".

wwTlaun (1).JPG
wwTlaun (2).JPG
Chư tôn đức đại biểu phát biểu, trao đổi và dự phiên thảo luận
 - Ảnh: Bảo Toàn
wwTlaun (3).JPG

Trong khi đó, TT. Thích Thanh Điện - Phó ban Hướng dẫn Phật tử TƯGH nêu lên quan điểm để nâng cao vai trò của hàng ngũ cư sĩ, trước hết phải xây dựng được một đội ngũ cư sĩ vững mạnh. Từ đó, Thượng tọa đã đưa ra các giải phảp cho quan điểm cả mình bao gồm: Tổ chức hoằng pháp nơi biên cương của tổ quốc, nhằm giúp cho đồng bào các dân tộc thiểu số có điều kiện được biết và tin theo giáo lý của đức Phật, qua các chương trình văn hóa văn nghệ, cứu trợ, thiện nguyện, huy động các tình nguyện viên là các Thanh niên Phật tử lên sống và lao động cùng nhân dân để có cơ hội giáo hóa và giúp nhân dân hiểu ra giá trị của đạo Phật; duy trì và phát triển hơn nữa chương trình hoằng pháp cho các cháu thiếu niên, nhi đồng để tạo tạo ra những thế hệ Phật tử kế cận có trình độ và thấm nhuần tư tưởng đạo Phật bằng việc tổ chức lễ Quy y Tam bảo cho các cháu sơ sinh, lễ sinh nhật, lễ cầu an hằng năm nhằm giúp các cháu có điều kiện, cơ hội đến chùa thường xuyên và gieo duyên với Phật pháp; đẩy mạnh chương trình thu hút và tôn vinh các thế hệ gia đình Phật tử, qua các cuộc thi mang tính quần chúng như: Văn nghệ, nghệ thuật, Giáo lý cho các thành viên trong gia đình để có được duyên lành tin và hiểu thấu đáo vào lời Phật dạy; vận động tổ chức các câu lạc bộ doanh nhân Phật tử, công chức, … tổ chức giao lưu với các thế hệ thông qua đó lồng ghép các chương trình hoằng pháp và giúp họ có cơ duyên được tiếp nhận, thấu hiểu và áp dụng giáo lý Phật pháp vào cuộc sống và công việc góp phần tạo ra một xã hội nhân ái và bình đẳng hơn; mạnh dạn kiến nghị và xây dựng kế hoạch tiến tới thành lập các trường học trong các chùa để từ đó Phật giáo có tạo nhiều cơ duyên cho các thế hệ Phật tử được nảy nở và nuôi dưỡng tâm bồ đề và trưởng thành trong thập thiện, ngũ giới, chỉ như thế Phật giáo sẽ có những thế hệ cư sỹ Phật tử có trí huệ bền vững, có ý trí để tu trì và thân tâm trung kiên để hành thiện....

wwTlaun (5).JPG

HT. Thích Đạt Đạo đúc kết phiên thảo luận - Ảnh: Bảo Toàn

Buổi hội thảo cũng trở nên sôi nỗi khi nhiều đại biểu nêu lên nhiều ý kiến trong việc xác lập niềm tin của người Phật tử trước các tác động khác nhau của đời sống xã hội.

Hôm nay 10-9, các chủ đề này tiếp tục được thảo luận và ghi nhân đóng góp ý kiến của các đại biểu. Giác Ngộ Online sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày