12 câu hỏi quan trọng liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh

GNO - Hãy chắc chắn rằng chỉ định kháng sinh của bạn là hiệu quả nhất bằng cách hiểu rõ các vấn đề sau trước khi rời khỏi phòng khám hay nhà thuốc.

1 - Tại sao tôi phải uống thuốc kháng sinh này?

Mỗi bệnh nhân cần hỏi và hiểu lý do tại sao mình được kê kháng sinh, theo Norman Tomaka - người phát ngôn của Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kỳ kiêm chuyên gia tư vấn thuốc tại Melbourne, Florida.

Nghiên cứu phát hành trên tạp chí JAMA cho thấy, gần 1/3 điều trị kháng sinh bằng đường uống tại Hoa Kỳ các năm 2010-2011 đều được kê toa chưa hợp lý.

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ để được chắn chắn rằng chỉ định kháng sinh là lựa chọn tốt nhất.

khangsinh.png


Ảnh minh họa

2 - Khi nào tôi nên uống kháng sinh?

Có sự khác biệt khi uống kháng sinh 3 lần một ngày và mỗi 8 giờ một lần. Kháng sinh có tác dụng tốt nhất khi được uống vào thời gian cố định giữa các liều thuốc vì duy trì lượng thuốc phù hợp trong máu.

Thay vì uống kèm mỗi bữa ăn, bạn và bác sĩ của mình có thể thấy rằng một khung thời gian hợp lý hơn sẽ là ngay khi bạn thức dậy, lúc giữa ngày hay ngay trước khi đi ngủ.

3 - Có kháng sinh nào uống mà phải cần ăn đồng thời?

Ăn khi uống thuốc có thể tác động đến cách thuốc được hấp thu vào cơ thể. Ăn khi uống kháng sinh có thể ngăn chặn tình trạng buồn nôn, do thuốc có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Nhưng quan trọng hơn là bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn. Ví dụ, thuốc được chỉ định uống lúc chưa ăn mà uống trong khi ăn hay sau khi ăn có thể không được hấp thu tốt vào máu. Và sai lầm này có thể gây bệnh cho bạn.

4 - Tôi có cần tránh thực phẩm gì khi đang dùng thuốc không?

Một số thuốc có thể phản ứng xấu với một số loại thực phẩm.

Ví dụ, các sản phẩm bơ sữa làm cho tetracycline kém hiệu quả hơn vì calcium trong các loại thực phẩm này sẽ kết hợp với kháng sinh nên cơ thể sẽ không hấp thu được nhiều.

5 - Tôi có cần uống đầy ly nước khi uống kháng sinh không?

Một ly nước đầy làm loãng các thành phần trong dạ dày và giúp hấp thu kháng sinh trước khi dạ dày bị khó chịu.

Uống đủ nước có thể giúp tránh nôn ói khi uống thuốc và một số thuốc cần được uống với nhiều nước.

6 - Tôi có thể cùng lúc hấp thu probiotic?

Không phải tất cả các vi khuẩn trong cơ thể đều làm chúng ta bị bệnh. Một số vi khuẩn trong dạ dày cần thiết cho sự đại tiện khỏe mạnh nhưng kháng sinh không có khả năng nhận dạng chúng.

Hầu hết kháng sinh không thể chuyên biệt tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm trong cơ thể. Chúng tiêu diệt nhiều vi khuẩn, cả những lợi khuẩn chúng ta muốn duy trì.

Khi kháng sinh tấn công các lợi khuẩn, bạn có thể bị khó chịu vùng bụng, đường tiết niệu hay nhiễm nấm. Để ngăn các tác dụng phụ này, bác sĩ có thể khuyên bạn ăn các loại sữa chua giàu probiotic hay bổ sung probiotic.

7 - Tôi nên làm gì khi uống thiếu một liều thuốc?

Trên lý thuyết, bạn sẽ uống mỗi viên thuốc cách một khoảng thời gian nhất định. Trên thực tế, có khi bạn quên uống hẳn hoặc uống trễ hơn. Một số thuốc sẽ có tác dụng tốt nhất ngay khi bạn nhớ ra và uống, còn số khác thì phải chờ đến thời gian bạn thường uống cho liều kế tiếp.

8 - Khi nào thì tôi bắt đầu thấy khỏe hơn?

Bạn luôn phải hoàn tất một toa thuốc thay vì bỏ giữa chừng ngay khi các triệu chứng biến mất vì vi khuẩn trong cơ thể có thể vẫn ở mức không an toàn.

Thường thì sau 2-3 ngày, nếu không cảm thấy khỏe hơn thì bạn cần gọi cho bác sĩ và quay lại phòng khám vì có thể thuốc được kê toa chưa phù hợp hay có bất ổn khác đang diễn ra.

9 - Thuốc kháng sinh có những tác dụng phụ gì?

Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ rất thấp trong số người sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết rõ các phản ứng có thể có của cơ thể khi dùng kháng sinh.

Một số thuốc có thể gây khó thở, số khác có thể gây phát ban. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để quyết định tiếp tục sử dụng hay chuyển sang một trị liệu khác.

Hãy quan sát các biểu hiện và có kế hoạch xử lý khi các tác dụng phụ xảy ra.

10 - Tôi có nên tán nhuyễn thuốc để uống?

Nếu gặp khó khăn trong việc nuốt viên thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tán nhuyễn thuốc vì sự hấp thu có thể sẽ không giống với khi uống viên.

Nhiều kháng sinh có dạng lỏng, cũng là một lựa chọn tốt.

11 - Kháng sinh có an toàn với thuốc khác tôi đang sử dụng?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các loại thuốc khác bạn đang uống để tránh phản ứng thuốc. Hãy cập nhật tất cả các thuốc bạn đang uống cho bác sĩ biết để đảm bảo tác dụng của kháng sinh được kê toa.

12 - Nếu từng bị phản ứng thuốc, có phải tôi dị ứng với thuốc này?

Dị ứng kháng sinh không chỉ là có phải bạn cần tránh dùng thuốc đó không mà còn liên quan đến các thành viên khác trong gia đình. Nhưng nếu chỉ vì bị phản ứng thuốc khi còn nhỏ thì không nhất thiết bạn cần phải tiếp tục tránh nó.

Thậm chí dù bạn đang dùng một loại thuốc mà bạn cảm thấy ổn nhưng trong tương lai lại có thể cần phải xét nghiệm xem có bị dị ứng hay không.

Đức Hòa
(theo Reader’s Digest)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày