27 tỷ đồng xây dựng chính điện chùa Diệc

GNO - Sáng nay, 3-3, BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng chính điện chùa Diệc (TP.Vinh).

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thanh Đàm, UVTT HĐCM; TT.Thích Thọ Lạc, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, trụ trì chùa Diệc.


a chuadiec3.jpg
Ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng

Về phía lãnh đạo tỉnh Nghệ An có ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương và Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Xuân Đại nhấn mạnh, chủ trương trùng tu, xây dựng chính điện chùa Diệc là sự quan tâm của tỉnh nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam cùng tinh thần yêu nước của người dân xứ Nghệ.

Ông Đại mong muốn thời gian tới, các cấp, ngành, tập thể, cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp và các Phật tử sẽ tiếp tục quan tâm, ủng hộ kinh phí để công trình sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo Phật tử tỉnh nhà.

a chuadiec4.jpg


Đại biểu chính quyền và chư Tăng niêm hương cử hành lễ động thổ

Chùa Diệc (còn gọi là Tùng Lâm Diệc Cổ) được khởi công xây dựng lần đầu tiên từ cuối thời Trần, dần trở thành trung tâm tu học, tâm linh tín ngưỡng bậc nhất trong vùng.

Sau nhiều lần trùng tu và xây dựng, chùa là trụ sở hành chính của Hội Phật giáo liên hiệp Quân khu 4 vào năm 1950. Dưới thời Pháp thuộc, chùa Diệc là điểm liên lạc bí mật của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đội Cung... Qua thời gian thăng trầm và biến thiên của lịch sử, chùa Diệc chỉ còn lại cổng Tam quan cùng hai tấm bia đá.

Nhằm bảo tồn phát huy giá trị lịch sử, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân, ngày 25-2-2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 642/QĐ-UBND về việc phục hồi xây dựng lại chùa Diệc và phê quyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 614/QĐ-UBND-XD ngày 10-2-2015. 

a chuadiec2.jpg
Chính thức động thổ xây dựng ngôi chính điện chùa Diệc

a chuadiec1.jpg
Quy hoạch tổng thể chùa Diệc sau khi được hoàn thành

Theo quy hoạch, dự án trùng tu, xây dựng chùa Diệc được xây dựng trên cơ sở di tích cũ với diện tích khuôn viên hơn 8.000m2. Trong đó, 5 tòa nhà chính được xây dựng trên khuôn viên hơn 1.200m2 và nhiều hạng mục khác. Đến nay công trình nhà cư sĩ chùa Diệc đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trên diện tích 500m2:  xây dựng 4 tầng, 8 mái, với kinh phí 15 tỷ đồng.

Nằm trong các hạng mục xây dựng, phục hồi chùa Diệc, chính điện chùa Diệc được chính thức khởi công xây dựng trên diện tích hơn 1.100m2, chia làm ba tầng, chiều cao tổng thể là 27m - với kinh phí dự kiến khoảng 27 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Chính điện chùa Diệc sẽ được hoàn thành sau khoảng 2 năm rưỡi. Công trình chính điện được xây mới thừa kế những nét kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc, hài hòa với không gian thờ tự, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và tu học Phật pháp của Tăng Ni, Phật tử; xứng đáng là một công trình văn hóa tâm linh nằm ở trung tâm TP.Vinh.

Hữu Tình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày