6 giờ 30 sáng mai 18-8: Rước linh vị về Việt Nam Quốc Tự, khai mạc Đại trai đàn kỳ siêu

Đại lễ kỳ siêu trong tiết Vu lan - Báo hiếu do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự
Đại lễ kỳ siêu trong tiết Vu lan - Báo hiếu do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng mai, 18-8 (21-7-Nhâm Dần), tại Việt Nam Quốc Tự sẽ khai mạc Đại lễ tưởng niệm, kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức trong ba ngày.
Không gian tại Việt Nam Quốc Tự

Không gian tại Việt Nam Quốc Tự

Đại lễ tưởng niệm, kỳ siêu “Hộ quốc nhân vương thủy lục phổ độ đại trai thắng hội đạo tràng” do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức trong ba ngày 21, 22, 23-7-Nhâm Dần (18, 19, 20-8-2022) tại Trụ sở Ban Trị sự - Việt Nam Quốc Tự (số 242-244 đường 3/2, phường 12, quận 10) với sự tham gia của chư tôn đức Ban Trị sự TP.Thủ Đức và 21 quận huyện.

Giác Ngộ Online sẽ truyền hình trực tiếp tất cả chương trình chính thức

Giác Ngộ Online sẽ truyền hình trực tiếp tất cả chương trình chính thức

Theo chương trình, sáng mai, từ 6g 30 chư tôn đức Ban Trị sự TP.Thủ Đức và 21 quận huyện sẽ rước linh về an vị tại đàn tràng Việt Nam Quốc Tự.

Đúng 8 giờ, Ban Tổ chức sẽ chính thức khai mạc Đại lễ kỳ siêu đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19.

Lễ phẩm được bài biện chuẩn bị cho Đại lễ kỳ siêu tại Việt Nam Quốc Tự

Lễ phẩm được bài biện chuẩn bị cho Đại lễ kỳ siêu tại Việt Nam Quốc Tự

Trong khuôn khổ của Đại lễ kỳ siêu, Ban Tổ chức cũng thực hiện lễ dựng bia tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự nhằm ghi nhớ công ân những người đã không may tử vong, hy sinh trong đại dịch để Thành phố có ngày hôm nay.

Để tiện việc theo dõi đại lễ tâm linh của đồng bào các giới, Đại lễ tưởng niệm, kỳ siêu sẽ được Ban Thông tin - Truyền thông Phật giáo TP.HCM kết hợp Báo Giác Ngộ truyền hình trực tiếp trên Cổng Thông tin Phật giáo TP.HCM và các nền tảng số của Báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Giáo hội TP.HCM.

Không gian sảnh trước Việt Nam Quốc Tự nhìn về tháp Đa Bảo

Không gian sảnh trước Việt Nam Quốc Tự nhìn về tháp Đa Bảo

Trước tam quan Việt Nam Quốc Tự

Trước tam quan Việt Nam Quốc Tự

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn/Báo Giác Ngộ

CHƯƠNG TRÌNH

HỘ QUỐC NHÂN VƯƠNG PHỔ ĐỘ ĐẠI TRAI THẮNG HỘI ĐẠO TRÀNG

DO BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP.HCM TỔ CHỨC TẠI VIỆT NAM QUỐC TỰ

Ngày 21-7 Nhâm Dần

- 7g: Ban Trị sự TP.Thủ Đức và 21 quận huyện rước linh vị các hương linh về an vị tại Việt Nam Quốc Tự.

- 8g: Lễ khai mạc trai đàn (có chương trình riêng).

- 9g: Chư tôn đức chứng minh và lãnh đạo thành phố dâng hương tham lễ Tam bảo.

- 9g30: Chư tôn đức chứng minh và lãnh đạo thành phố vân tập đàn tràng - thắp hương trước bia tưởng niệm các hương linh tử vong trong đại dịch Covid-19.

Trao quà từ thiện.

- 10g: Niêm đàn sái tịnh bạch Phật khai kinh, thỉnh Tiêu Diện Đại Sĩ.

- 11g: Khóa lễ của chư tôn đức Phật giáo Nam tông.

- 14g: Pháp thoại “Tri ân - báo ân” do Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ - Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM chủ giảng.

Khóa lễ trì tụng kinh Nhân vương Hộ quốc - Mông sơn thí thực.

- 18g: Khóa lễ của chư tôn đức Phật giáo người Hoa.

Ngày 22-7 Nhâm Dần

- 8g: Pháp thoại “Nước từ rửa sạch vết thương tâm” do Thượng tọa Thích Trí Chơn - Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM chủ giảng.

Khóa lễ trì tụng kinh Dược Sư.

- 10g: Tiến linh.

- 14g: Pháp thoại “Hướng về chư hương linh tử vong trong đại dịch Covid-19” do Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN TP.HCM chủ giảng.

Khóa lễ trì tụng kinh Địa tạng - Mông sơn thí thực.

- 18g30: Lễ phóng Liên đăng. (Ban Nghi lễ và Ban Văn hóa)

Ngày 23-7 Nhâm Dần

- 8g: Thuyết pháp (Cung thỉnh Đức Hòa thượng Quyền Pháp chủ khai thị)

- 8g30: Khóa lễ trì tụng kinh Di Đà, Hồng danh, Vu lan.

- 9g: Cúng Phật.

- 10g: Tiến linh.

- 15g: Đăng đàn chẩn tế.

Hoàn mãn

BAN TỔ CHỨC ĐẠI LỄ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày