8 nguyên nhân gây suy nhược tinh thần cần lưu ý

GNO - Khủng hoảng tinh thần ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hiện đại. Nhằm hạn chế tác hại khá nghiêm trọng do khủng hoảng tinh thần gây ra, các chuyên gia đã tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này.

Trong đó, việc điều chỉnh các thói quen sống không lành mạnh, thiếu khoa học là cần thiết và quan trọng nhất để tránh và vượt qua khủng hoảng tinh thần hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

1 - Hút thuốc lá

Hút thuốc lá lâu ngày dài tháng có thể dẫn đến khủng hoảng tinh thần. Mặc dù chuyện hút thuốc và chứng khủng hoảng còn đang trong vòng tranh cãi cái nào là nguyên nhân, cái nào là kết quả nhưng thực tế cho thấy đa phần người nào dễ mắc chứng suy nhược tinh thần đều có thói quen hút thuốc.

Tuy nhiên, nicotine có tác động đến hoạt động dẫn truyền thần kinh của não bộ, làm tăng mức độ dopamine và serotonin (cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm). Điều này lý giải trên bản chất gây nghiện của thuốc và trạng thái tinh thần của người dùng thuốc bị thay đổi khi ngưng thuốc, cũng giống như khủng hoảng tinh thần và bỏ thuốc vậy.

Tránh hút thuốc lá và tránh thuốc lá thụ động giúp cân bằng các hóa chất trên não, giúp trạng thái tinh thần ổn định.

2 - Thói quen ngủ không khoa học

Thiếu ngủ gây khó chịu, gắt gỏng và làm tăng nguy cơ khủng hoảng tinh thần.

Một nghiên cứu năm 2007 kết luận: Người khỏe mạnh bị thiếu ngủ thì hoạt động não bộ mạnh hơn sau khi xem những hình ảnh buồn bã, so với người ngủ đủ giấc.

“Nếu không ngủ đủ giấc, các tế bào não không được tiếp năng lượng làm cho não hoạt động kém và đó là một trong các nhân tố gây ra suy nhược tinh thần”, chia sẻ của TS.Y khoa Matthew Edlund, tác giả nghiên cứu.

3 - Lướt Facebook quá nhiều

Dành quá nhiều thời gian để trò chuyện (chit chat) và lướt các mạng xã hội có phải nguyên nhân gây ra suy nhược tinh thần? - Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thói quen này và suy nhược tinh thần, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên.

fbook.jpg


Lướt Facebook quá nhiều là một trong những nguyên nhân khủng hoảng tinh thần

Nghiện internet làm giảm các tương tác đời thường và làm cho người dùng internet có cái nhìn thiếu hoặc không thực tế về cuộc sống bên ngoài. Một số chuyên gia gọi đây là “khủng hoảng do Facebook” (Facebook depression).

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy khoảng 1,2% người trong độ tuổi 16-51 dành thời gian để trực tuyến (online) nhiều một cách bất thường và tỷ lệ bị khủng hoảng nghiêm trọng của những người này cao hơn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa khẳng định lạm dụng internet dẫn đến suy nhược tinh thần hay người suy nhược tinh thần có xu hướng dùng internet nhiều hơn.

4 - Nơi sinh sống

Nghiên cứu cho thấy sống ở khu vực thành thị có nguy cơ mắc các bất ổn về tinh thần cao hơn 39% so với sống ở nông thôn.

Theo nghiên cứu năm 2011 thì người thành thị có nhiều hoạt động ở vùng não để điều hòa stress hơn và mức độ stress cao hơn làm tăng nguy cơ bất ổn thần kinh.

5 - Quá nhiều lựa chọn hàng hóa

Quá nhiều sự lựa chọn đối với hàng hóa cũng gây ra stress. Có quá nhiều thông tin sản phẩm, quá nhiều bình luận về sản phẩm làm người mua rất khó chọn mua sản phẩm, nhất là mong muốn mua được sản phẩm tốt nhất. Theo các chuyên gia, stress và suy nhược là do sự cầu toàn.

6 - Quan hệ anh chị em không tốt đẹp

Dù là quan hệ không tốt đẹp với bất kỳ ai đi nữa cũng có thể làm cho tinh thần suy nhược, nhưng nghiên cứu năm 2007 ở Hoa Kỳ xuất bản trên Tạp chí Tâm thần học, cho thấy nam giới ở tuổi trước 20 không có quan hệ tốt đẹp với anh chị em trong gia đình có nguy cơ bị khủng hoảng cao hơn người có quan hệ tình cảm này tốt đẹp.

7 - Bệnh về tuyến giáp

Khi tuyến giáp có vấn đề và không sản xuất ra đủ các hormone cần thiết (chứng giảm hoạt động của tuyến giáp - hypothyroidism) thì khủng hoảng tinh thần là một biểu hiện của tình trạng này.

Hormone tuyến giáp có nhiều chức năng, trong đó có vai trò là chất dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh mức độ serotonin. Do vậy, nếu có những triệu chứng của khủng khoảng, kèm theo ớn lạnh, táo bón và buồn nôn thì cần điều trị ngay chứng giảm hoạt động của tuyến giáp.

8 - Do tác dụng của một số điều trị khác

Suy nhược tinh thần là tác dụng phụ của một số điều trị y khoa khác như do sử dụng thuốc chống mất ngủ, thuốc làm giảm lo âu, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc hạ cholesterol và thuốc giảm triệu chứng mãn kinh,…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày