Afghanistan: Nỗ lực làm sống lại lịch sử Phật giáo

GNO - Theo The Buddhist Door, Viện Bảo tàng Quốc gia Afghanistan ở Kabul đang khôi phục nhiều hiện vật Phật giáo bị phá hủy bởi phiến quân Taliban vào đầu những năm 2000.

Các hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ 3 với đa dạng kích thước, từ nhỏ có thể cầm tay cho đến tượng chư Phật và Bồ-tát.

Dự án này được tài trợ kinh phí bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và có sự giúp sức của các nhà nghiên cứu đến từ Viện châu Á, Đại học Chicago. Các chuyên gia bảo tồn và phục dựng mô tả công trình giống như “phục dựng một mảng hình ghép 1.500 năm tuổi”.

PG Afghanistan 1.jpg


Các hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ 3 sẽ được khôi phục

“Đây là công trình quan trọng vì nó thật sự giúp khôi phục lại di sản, nhân diện và quá khứ của chúng ta” - chia sẻ của giám đốc viện bảo tàng, ông Mohammad Fahim Rahimi với tờ Reuters.

Vị trí địa lý của Afghanistan hiện hữu từng là trái tim của con đường thương mại giàu có trong suốt nhiều thế kỷ, từ thời Alexander Đại đế (356 - 23 trước Tây lịch) cho đến các cuộc chinh phục của người Afghanistan Hồi giáo bắt đầu vào thế kỷ 9 - 10 Tây lịch.

“Phật giáo được thực hành tại đây đã hơn 1.000 năm. Đó là một phần rất lớn của lịch sử chúng ta” - ông nhấn mạnh.

Các tác phẩm đáng chú ý nhất của nghệ thuật Phật giáo thời đại này là các tượng Phật Bamiya, hai tượng Phật đứng cao 38 m và 55 m đã bị Taliban phá hủy vào tháng 3-2001. Ngay sau đó, đội ngũ các nhân viên viện bảo tàng đã bắt đầu khôi phục những “tàn tích rời rạc” là di sản Phật giáo của đất nước.

Từ năm 1979 tới nay, Viện Bảo tàng Quốc gia Afghanistan đã bị tấn công nghiêm trọng với khoảng 70% hiện vật bị đánh cắp, 90% hiện vật đăng ký kỷ lục đều bị phá hủy - theo Đại học Chicago.

PG Afghanistan.jpg
“Đây là công trình quan trọng vì nó thật sự giúp khôi phục lại di sản, nhân diện và quá khứ của chúng ta”

Viện Khảo cổ Afghanistan đã bắt đầu làm việc từ năm 2012 để thực hiện 4 dự án lớn trên quy mô cả nước: sử dụng hình ảnh vệ tinh để xác định bản đồ các địa điểm khảo cổ; đào tạo đội ngũ nhân sự khảo cổ tại viện và giới thiệu các chương trình phục hồi, các hiện vật mô phỏng cho học sinh, sinh viên các trường.

Một trong những dự án đầy tham vọng của chương trình này là Dự án Bảo tồn Điêu khắc Hadda với mục tiêu phục dựng và bảo tồn từ 250 - 300 mẩu điêu khắc theo phong cách Gandhara từ các địa điểm từng là tu viện Phật giáo ở khu vực Hadda, thuộc vùng đông nam Afghanistan. Các mẩu điêu khắc có niên đại 1.500 năm đã bị phá vỡ thành mảnh vụn từ năm 2001 bởi quân Taliban.

Trần Trọng Hiếu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày