Âm nhạc giúp trẻ hồi phục tinh thần

GNO - Liệu pháp âm nhạc có thể giúp thanh thiếu niên giảm suy nhược tinh thần và tăng lòng tự trọng, theo một nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ.

Quá trình trẻ lớn lên là một quá trình không dễ dàng. Khi phải đối mặt với nhiều “xung đột” trong môi trường sống (trong các tương tác xã hội với người lớn, bạn cùng tuổi ở nhà và ở trường…) trẻ dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc và sinh ra các vấn đề bất ổn về hành vi ứng xử. Báo cáo gợi ý rằng phụ huynh có thể giúp con trẻ thoát khỏi các bất ổn này bằng liệu pháp âm nhạc.

am nhac.jpg


Phụ huynh có thể giúp con trẻ thoát khỏi các bất ổn này bằng liệu pháp âm nhạc

Theo đó, liệu pháp âm nhạc giúp giảm bớt sự suy nhược tinh thần và nâng cao lòng tự trọng ở trẻ. Ngoài ra, thanh thiếu niên sử dụng liệu pháp này còn cải thiện được kỹ năng giao tiếp và tương tác.

Tác dụng trị liệu của âm nhạc đã được khẳng định qua các nghiên cứu trước đây. Âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, liệu pháp âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc đeo tai nghe vào, nghe và có thể đạt được kết quả mong muốn ngay sau đó.

Theo Hiệp hội Liệu pháp Âm nhạc Hoa Kỳ, liệu pháp âm nhạc được thiết kế và tiến hành bởi các chuyên gia một cách khoa học mới mang lại kết quả như mong muốn và nhanh nhất được.

Người phát ngôn của Hiệp hội, Al Bumanis chia sẻ: Liệu pháp âm nhạc được sử dụng với mục đích trị bệnh. Nhịp điệu, cao độ của âm nhạc được ứng dụng một cách khoa học để giúp vượt qua các bất ổn về thể chất và tinh thần.

Thông thường, liệu pháp này là một phần của phác đồ điều trị tổng thể và cũng được sử dụng để làm dịu chứng mất trí ở người cao tuổi, giảm triệu chứng hen suyễn ở trẻ, cải thiện giấc ngủ và cân nặng của trẻ trước tuổi dậy thì.

Khi trẻ có các dấu hiệu hoặc biểu hiện của khủng hoảng hay suy nhược tinh thần, cha mẹ cần có thái độ đồng cảm với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Nhà tâm lý học Mary Lamia, tác giả công trình cho biết: Trẻ dưới 10 tuổi đã có những nhận thức khá hoàn chỉnh nên những gì trẻ gặp phải hàng ngày sẽ làm trẻ có cảm giác xấu hổ, bị bẽ mặt, ganh tỵ, tội lỗi... Điều này có thể làm trẻ có phản ứng tiêu cực như:  né tránh, làm tổn hại bản thân mình hoặc tấn công người khác. Do vậy, phụ huynh cần hiểu các cảm xúc này của trẻ để có phản ứng phù hợp hơn với trẻ.

Trần Trọng Hiếu
(Theo Yahoo Health)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày