Ấn Độ: Đức Dalai Lama hoằng pháp tại tu viện lịch sử ở Ladakh

Ấn Độ: Đức Dalai Lama hoằng pháp tại tu viện lịch sử ở Ladakh
Ladakh, Ấn Độ - Với sự xuất hiện của Đức Dalai Lama tại tu viện lịch sử Yarma Gonbo, cách tu viện Samtenling 65 km, thuộc thôn Phật giáo vùng sâu vùng xa của Thung lũng Nubra, bang Ladakh (Ấn Độ) cuối tuần qua, ước nguyện diện kiến lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng của cư dân ở đây đã trở thành hiện thực.

  Đức Dalai Lama đã chủ trì nghi thức khánh thành điện thờ cao tăng Tây Tạng (Phodrang) vừa được các Phật tử địa phương kiến tạo gần đây. Hơn 7000 Tăng Ni, Phật tử đã đến tu viện Yarma Gonbo nghe Đức Dalai Lama giảng giải nghĩa lý kinh Kim Cương. Đây là lần đầu tiên, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đến thăm và hoằng pháp tại tu viện này.

 

Tu viện Yarma Gonbo được coi là một trong những di tích lịch sử, tôn giáo quan trọng nhất của Ladakh, do các đệ tử của đại sư Gyalwa Gotsangpa xây dựng để làm nơi quy hướng cho khách hành hương và tiến hành các khóa lễ tụng kinh bái sám mỗi ngày. 

h1.jpg 

Cung nghinh Đức Dalai Lama đến tu viện Yarma Gonbo

 

h2.jpg

 

h3.jpg

Đức Dalai Lama chủ trì nghi thức khánh thành

điện thờ cao tăng Tây Tạng (Phodrang)

 

 

Đại sư Gyalwa Gotsangpa là một trong những hành giả du-già quan trọng nhất của phái Drukpa ở Ladakh. Ngài chính là người đã vẽ bản đồ lộ trình đi vòng quanh núi Kailash cho khách hành hương sau này. Ngài thiền định ở nhiều nơi khác nhau, thi triển nhiều điều mầu nhiệm, để lại các dấu chân, dấu tay, dấu trán của ngài trên các tảng đá trong các hang động, nơi ngài tọa thiền.

 

Trước khi đến thăm tu viện Yarma Gonbo, trong buổi lễ chia tay với sự hiện diện của hàng trăm chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tại tu viện Samtenling, Đức Dalai Lama đã bày tỏ niềm vui và cám ơn toàn thể đại chúng.

h4.jpg

Trên 7000 Tăng Ni, Phật tử đến nghe Đức Dalai Lama giảng kinh Kim Cương

h5.jpg
h6.jpg

 

Ngài nói: “Tôi rất hoan hỷ và mãn nguyện được chia sẻ pháp thoại với cư dân địa phương trong 3 ngày lưu trú ở đây. Cả Tăng Ni và Phật tử đã làm được một Phật sự đáng tán thán, đó là đã khởi xướng và quan tâm đến việc nghiên cứu, thảo luận giáo lý Phật giáo. Vì không gian không có giới hạn nên quý Tăng Ni, Phật tử địa phương nên tiếp tục học và hành theo lời Phật dạy.”

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày