Ấn Độ: Hành hương Phật tích với máy bay giá rẻ

GNO - Hãng hàng không ngân sách nhà nước IndiGo của Ấn Độ tuần rồi đã thông báo đang lên kế hoạch mở thêm 12 chuyến bay mới mỗi ngày để phục vụ hành hương đến các địa điểm Phật giáo nằm ở các thành phố Gaya, Patna và Varanasi.

chuyen bay gia re.jpg


Ấn Độ vừa mở thêm nhiều chuyến bay giá rẻ đến các thánh tích

Các chuyến bay này hiện giờ đã sẵn sàng cho việc đăng ký, sẽ bắt đầu bay vào ngày 8-8 từ Kolkata và giữa các thành phố này. Việc mở thêm chuyến bay nhằm thu hút các đoàn hành hương Phật giáo từ Nam và Đông Nam Á vì hiện tại hãng bay IndiGo chỉ mới phục vụ các lộ trình bay từ Hong Kong, Sri Lanka và Thái Lan.

Hãng bay cũng đang lên kế hoạch mở thêm đường bay mới từ Việt Nam và Thành Đô (Trung Quốc) đến Kolkata trong vài tháng tới.

Mỗi thành phố nơi các chuyến bay mới hướng tới đều nằm gần các thánh tích lớn của Phật giáo. Gaya - nơi Đức Phật giác ngộ, chỉ cách phía bắc Bodh Gaya vài dặm; Patna (được gọi là Pataliputta trong Kinh điển Phật giáo Pali) nằm gần đỉnh núi Linh Thứu, nơi Đức Phật thuyết nhiều bài pháp; tại Vaishali (Tỳ-xá-ly) - nơi Đức Phật thuyết bài pháp cuối cùng và tại Varanasi (phía nam Sarnath) - vườn Lộc Uyển, được cho là nơi Đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên.

Việc hành hương các thánh tích giúp người hành hương “lần theo dấu chân của Đức Phật”. Theo học giả Phật giáo Kevin Trainor, hành hương “đóng vai trò hình thành trong lịch sử Phật giáo”. Các điểm hành hương có liên quan đến cuộc đời Đức Phật đã được xác định trong lịch sử Phật giáo 2.500 năm và mở rộng khắp thế giới dù không ai có hiểu biết khác về những nơi Đức Phật sống và thuyết pháp.

thap Dai Giac.jpg


Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng

Tháp Đại Giác, trong khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng là điểm trung tâm nhất với khoảng hơn 4 triệu du khách đến thăm viếng hàng năm và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2002.

Năm 2018, Bộ Du lịch Ấn Độ đã đưa ra ưu tiên đặc biệt trong công tác huy động tài chính từ Ngân hàng Thế giới và chính phủ Nhật Bản để phát triển du lịch và hành trình tâm linh Phật giáo tại Ấn Độ.

“Chúng tôi đã đầu tư khá nhiều và kết nối với Ngân hàng Thế giới cũng như chính phủ Nhật Bản để xem xét việc kêu gọi tài chính phát triển hạ tầng cần thiết cho việc hành hương đến các thánh tích Phật giáo. Chúng tôi đã có nhiều cuộc họp trao đổi về nội dung này. Nếu được hỗ trợ tài chính cũng như sự chấp thuận từ Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ tiếp nhận để phát triển kế hoạch này - cần đến vài tỉ đô-la để kiến tạo cơ sở hạ tầng chuẩn thế giới”, chia sẻ của Bộ trưởng Du lịch, ông KJ Alphons với tờ The Economic Times.

Các đoàn hành hương Phật giáo hiện có nhiều lựa chọn về phương tiện để tiếp cận các thánh tích ở Ấn Độ như xe buýt, thuê xe hơi và tàu hỏa. Năm ngoái, Ấn Độ đã vận hành tour tham quan bằng tàu hỏa cao cấp đến 8 địa điểm Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal cũng như Agra (đền Taj Mahal).

dinh nui Linh Thuu.jpg


Đỉnh núi Linh Thứu - một địa chỉ tâm linh Phật giáo

Ấn Độ là quốc gia chủ yếu theo đạo Hindu, với 80% dân số theo đạo này - theo thống kê gần đây nhất của Ấn Độ. Theo đó, Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Ấn Độ với số lượng tín đồ chiếm khoảng 13% dân số; kế đến là Công giáo (2,3%), đạo Sikhs (1,9%) và số lượng Phật tử chỉ ở khoảng 0,8%.

Trần Trọng Hiếu
(theo Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày