Các nhà lãnh đạo tôn giáo từ những khu vực PG Hy Mã Lạp Sơn và Kalmykia cũng tham gia hội nghị lần thứ 11 của loại hình này. Pháp sư Tsona từ Arunachal Pradesh cho biết ông rất hài lòng được mời đến hội nghị.
Các lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng và Lạt-ma dành một phút im lặng tưởng niệm sự qua đời của Pháp sư Trulshik và Trizur Juchen Thupten Namgya
Các nguồn tin nói rằng cuộc họp sẽ thảo luận về sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Đây là một vấn đề đã tốn nhiều giấy mực và trở thành một chủ đề quan trọng của cuộc thảo luận trong cộng đồng Tây Tạng, đặc biệt là sau khi Trung Quốc đã đưa ra một đạo luật mới cấm các tu sĩ Tây Tạng tái sinh mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Người Tây Tạng và những người ủng hộ đã phản đối động thái của Trung Quốc như một sự can thiệp trắng trợn vào truyền thống tôn giáo cổ xưa của Tây Tạng để thắt chặt kiểm soát đối với người Tây Tạng.
Pháp sư Tsona nói rằng vấn đề tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với người Tây Tạng, mà còn với một số Phật tử và những người theo đạo Phật trên toàn thế giới.
Thủ tướng Tây Tạng Tiến sĩ Lobsang Sangay, cùng với các đồng nghiệp nội các của ông, Penpa Tsering, người phát ngôn của quốc hội Tây Tạng và các thành viên của quốc hội Tây Tạng cũng đã tham dự buổi lễ khai mạc của hội nghị kín đáo này.
Bộ trưởng Bộ Tôn giáo và Văn hóa, Pema Chinnjor, cho biết hội nghị sẽ làm nổi bật chín điểm quan trọng, bao gồm cách giới thiệu các môn khoa học ở các Học viện Phật Giáo Tây Tạng và học vị Geshema (tương đương với học vị Tiến sĩ Phật học) dành cho các nữ tu Phật giáo.
Những vị đứng đầu của các truyền thống PG khác nhau và truyền thống Bon cũng đã có mặt cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một giáo đoàn cầu nguyện đặc biệt vào thứ bảy tại đền thờ Theckchen Choeling.
Cuộc họp của cấp lãnh đạo Phật giáo được tổ chức bởi Bộ Tôn giáo và Văn hóa của Chính phủ Lưu vong tại Tây Tạng.