Ấn tượng đêm hòa nhạc Phật giáo

(Giacngo online): Chương trình hòa nhạc đặc biệt biểu diễn trong đêm bế mạc Hội thảo văn hoá Phật giáo và Tuần văn hoá Phật giáo tại Nha Trang vào 05/12/2009 tại hội trường số 07 Trần Phú, TP. Nha Trang do các giảng viên, nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ thuộc Học viện Âm nhạc Huế dàn dựng và luyện tập công phu nhất từ trước đến nay. Một chương trình hoà nhạc đặc biệt với những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng Phật giáo sâu sắc qua các thời kỳ được biểu diễn kéo dài khoảng 120 phút thực sự là một chương trình nghệ thuật đậm chất Phật giáo.

Là một chương trình hòa nhạc mừng tổ chức thành công Tuần văn hóa Phật giá - Hội thảo và Bồi dưỡng VHPG toàn quốc tại Nha Trang-Khánh Hoà nên đêm hòa nhạc đặc biệt này được xây dựng rất công phu và nghệ thuật nhằm tạo dấu ấn sâu đậm nhất đối với chư tôn đức và quần chúng Phật tử người dân xứ Trầm Hương.

demhoanhac_9.JPG
demhoanhac_1.JPG
demhoanhac_2.JPG
demhoanhac_3.JPG
demhoanhac_4.JPG

Mở đầu buổi giới thiệu đêm hòa nhạc, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Cty An Viên Vinpeal nhấn cho biết: “Ý tưởng của chương trình hòa nhạc hôm nay, bắt đầu từ suy nghĩ: bản chất của âm nhạc là âm thanh, là do các nốt Đo, re, mi… và sự im lặng. các nghệ sĩ thử đặt những âm thanh ấy bên cạnh nhau, trong một chương trình với niềm tin: hễ âm thanh đã là thanh thoát thì không còn là của Đông hay của Tây, không còn cách trở về không gian và thời gian mà giao hòa trong cảm xúc cùng một nhịp đập của trái tim. Những F. Shubert có gắp gỡ Hoàng Quý, Nguyên Thông và Nguyên Đại có Massent hay không? Quí vị, sẽ có câu trả lời cho riêng mình ngay sau chương trình hòa nhạc này…”

Với ý tưởng chủ đạo của chương trình là con đường dẫn đến âm nhạc tâm linh Phật giáo mà đỉnh cao là bản Đạo ca “Phật giáo Việt Nam” nên toàn bộ chương trình biểu diễn gồm các tiếc mục đơn ca, song ca, hòa tấu, độc tấu, tam tấu...được dàn dựng theo một ý tưởng chủ đạo là trang nghiêm mà thanh thoát, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Những giai điệu thanh thoát và sâu lắng trong âm nhạc Tây Phương như  F. Schubert, Massenet...đến những nhẹ nhàng thanh thoát của Hoàng Quý, Nguyên Thông, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn...để rồi tất cả thính phòng cảm thụ và thăng hoa theo từng nốt nhạc trầm lắng và trong sáng.

demhoanhac_5.JPG
demhoanhac_6.JPG
demhoanhac_7.JPG

Những tiết mục khí nhạc không lời của các tác gia nổi tiếng Tây Phương và Việt Nam như bản Serenade của F. Schubert do nhóm nhạc Học viện Âm nhạc Huế biểu diễn bằng dàn nhạc dây thính phòng mở đầu cho chương trình. Đặc biệt độc tấu bản Meditaion của Massenet bằng Violon Ngọc Ban (có đệm đàn Piano của Trương Ngọc Chiến) làm toát lên tinh thần của một bảng nhạc được cho là sâu lắng và đậm chất thiền nhất trong dòng nhạc mang âm hưởng suy tưởng của Tây Phương; nhạc sĩ Đặng Ngọc Phú Hoà độc tấu Guitare bản Recuedos de la Alahambra của F. Tarrega vừa êm thấm và sâu lắng; bản Phù Vân Yên Tử của Phó Đức Phương do Nhạc công Nguyễn Quốc Triệu độc tấu Saxophone có đệm Piano và nhóm đàn dây và cuối cùng là tam tấu Ngọc Ban (Violon, Trương Ngọc Chiến (Piano) Phú Hoà (Guitare), bản Tâm ca 4 hay còn gọi là “Giọt mưa trên lá” của Phạm Duy, một bản tâm ca sâu lắng trong các bản tâm ca của Phạm Duy.

Đan xen  giữa các tiếc mục hoà nhạc, độc tấu không lời là những ca khúc “vượt thời gian” do các ca sĩ Hải Yến; Diệu Khanh; Ngô Xuân Việt và Thuý Hồng trình bày cũng được dàn dựng khá công phu. Những bản như “Nha Trang mùa thu lại về” của Văn Ký do Hải Yến trình bày cùng dàn dây thính phòng; “Nha Trang” của Minh Kỳ và Hồ Đình Phương do Ngô Xuân Việt trình bày (Piano và nhóm đàn dây đệm nhạc) như là lời tri ân sâu sắc của Ban Tổ chức gởi đến quê hương Nha Trang-Khánh Hoà. Những bản như “Chùa Hương” của Hoàng Quý do Diệu Khanh trình bày (Piano và nhóm đàn dây đệm nhạc), “Từ Đàm quê hương tôi” của Nguyên Thông và Nguyên Đại do Diệu Khanh trình bày (Piano và nhóm đàn dây đệm nhạc); “Thành phố mùa xuân” của Trịnh Công Sơn do Ngô Quốc Việt trình bày (Hải Yến, Diệu Khanh và nhóm nhạc phụ đệm) là tiếng nói tri ân đến vùng đất Phật Việt Nam. Đặc biệt, điểm nhấn cho những ca khúc là song ca “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn do Hải Yến và Diệu Khanh trình bày và “Trái Tim Bồ Tát” của Trường Long do Thuý Hồng thể hiện với phần hoà âm phối khí rất công phu của Trương Ngọc Chiến cùng bài hát trong dòng nhạc tâm linh Phật giáo mới viết gần đây như “Trở Về” của Lê Khắc Thanh Hoài do Hải Yến trình bày (Piano và nhóm đàn dây đệm nhạc). Tiếc mục Đạo ca “Phật giáo Việt Nam” qua phần hoà âm phối khí của Đặng Ngọc Phú Hoà và Trương Ngọc Chiến vừa trầm hùng mà rất thiền vị, là đỉnh cao của chương trình hoà nhạc đặc biệt mang âm hưởng tâm linh Phật giáo.

Có thể nói, các bản nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam được biểu diễn bằng khí nhạc đều là những tác phẩm được viết bằng những cảm xúc tâm linh Phật giáo vừa mang tính nghệ thuật cao vừa chuyển tải được nội dung triết lý Phật giáo sâu sắc trong dòng nhạc đương đại của Việt Nam.

Với bản Đạo ca “Phật giáo Việt Nam” khép lại chương trình hoà nhạc, khép lại “Tuần văn hoá Phật giáo”, xứ Trầm Hương đêm nay toả ngát hương trầm cùng lời ca tiếng nhạc mang âm hưởng tâm linh Phật giáo đã đi vào lòng người dân Nha Trang một cách sâu lắng và ấn tượng nhất từ trước đến nay.  

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày