Anagarika Dharmapala tấm gương sáng về phong trào “Phật giáo cấp tiến”

Con người thông thái

Dharmapala sinh ngày 17-9-1864, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc ở miền Nam Sri Lanka. Cha mẹ ông là ông Mudliyar Don Carolis Hewavitharana và bà Mallika Dharmagunawardhana.

Thời trẻ, ông hấp thu nền giáo dục sơ đẳng Thiên Chúa giáo tại Trường Catholic Missionary School Pettah và Trường Cao đẳng St. Benedict, Cao đẳng Kotahena, sau đó là Christian Missionary School Kotte. Ông cũng học ngôn ngữ địa phương và Phật pháp từ những nhà sư uyên bác, như Venerable Migettuwatte Gunananda và Venerable Hikkaduwe Sri Sumangala.

danma.gif

Tượng ngài Dharmapala Anagarika tại Sanath,Ấn Độ

Trong thời thuộc địa Anh, một người phải có nhiều uy tín và năng lực mới xin được công việc thư ký hành chính. Năm 1883, ông xin làm thư ký hành chính, đến năm 1886, ông từ bỏ việc thư ký để dành trọn thời gian cho hoạt động tôn giáo, gia nhập Hội Tâm linh Phật giáo - dẫn đầu nhóm này là một người Mỹ có tên Colonel Henry Steele Olcott. Sau đó, ông trở thành thư ký của Hội này. Lúc bấy giờ ông đổi tên theo kinh thánh của mình là Don David thành Dharmapala Hewavitharana. Hội Tâm linh Phật giáo, dưới sự hướng dẫn của ông, đã thành lập nhiều ngôi trường Phật giáo trên khắp đất nước như Ananda, Nalanda, Mahinda, Dharmaraja Colleges dành cho nam sinh, và Vishaka, Mahamaya, Sangamitta dành cho nữ sinh.

Dharmapala không chỉ tập trung vào giáo dục, ông cũng góp phần nâng cao phát triển kinh tế nông thôn, hình thành các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề mộc, dệt vải và các nghề khác phục vụ cho ngôi nhà ở nông thôn. Công việc của ông xuyên qua toàn bộ chiều dài và chiều rộng của đất nước, truyền bá rộng rãi giáo lý Phật giáo, đặc biệt bằng những phương tiện truyền bá cấp thời. Những thân nhân gia đình Phật giáo thời ấy, vẫn luyến tiếc một một thời đỉnh cao Phật giáo đã qua với Dharmapala, người đã sống với họ bằng sự thông thái của ông.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của ông bắt đầu khi ông gặp một phụ nữ Nga, bà Blavatsky, ông cùng đi với bà đến Adayar, thuộc miền Nam Ấn Độ để theo học về tâm linh của Phật giáo.

Sự thống trị của nước ngoài

Ông thăm viếng Isipatana (Lộc Giả, Sarnath) tháng 1-1891. Đến Buddha Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) vào ngày 22-1-1891; tại đây, ông cảm thức sâu sắc trong tâm khảm mình nền tảng việc giác ngộ tâm linh, xác định cần thiết phải xóa bỏ mạnh mẽ những cơ sở tà thuyết từ sự lệ thuộc nước ngoài. Như trong nhật ký của ông ghi lại: “Ngay tức khắc, tôi cảm thức đột ngột trong tâm khảm mình về tòa kim cang (đánh dấu nơi Đức Phật thành đạo). Điều đó thôi thúc tôi dừng lại tại đây, ngay giây phút này, và giữ mãi ấn tượng kỳ diệu ấy, kỳ diệu đến nỗi không có gì trên thế gian này có thể sánh bằng nơi đây, nơi mà thái tử Sakiyasingha đón nhận sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề”.

Sự kiện này được tìm thấy trong ngày thành lập của Hội Phật giáo “Maha Bodhi” (Đại Bồ đề) vào ngày 31-4-1891, dưới sự đỡ đầu của Hikkaduwe Sri Sumangala. Dharmapala trở thành thư ký cho tổ chức này. Người ta ghi nhận rằng, ông đã tặng 100.000 đồng rupee cho việc cứu tế khẩu phần cứu đói cho những nạn nhân nghèo ở Sri Lanka năm 1919, vào thời Sir William Manning - Toàn quyền Anh, cai trị Sri Lanka. Điều này đã làm cho Toàn quyền Anh ở Ấn Độ ra lệnh trục xuất ông khỏi Ấn Độ.

dam-2.gif

Tịnh xá Moolagandakuti được ngài Dharmapala khôi phục

Sikandar đã phá hủy những điểm thờ phụng của Phật giáo ở Kashmir . Khi Dharmapala thăm viếng Sarnath tháng 1-1981, những địa điểm này trở thành những lò bánh mì bẩn thỉu. Chỉ những khu vực người theo đạo Jains mới có chỗ dành riêng cho việc thờ phụng. Tháng giêng năm 1901, Dharmapala đã mua nhiều khu đất ở Isipatana. Ngày nay, Hội Phật giáo Maha Bodhi quản lý tám trường tại địa điểm này. Một trong những trường này được tài trợ bởi mẹ anh hùng Mallika Hewavitharana, một thiếu phụ đã 85 tuổi vào thời đó. Khi trường mới hình thành vào năm 1904, đã nhận được sự tài trợ của bà Foster.

Ngày lễ hội Phật giáo Vesak

Phong cảnh tráng lệ của khu di tích Phật giáo Buddha Gaya  lôi cuốn mọi người thăm viếng ngày càng đông đúc, bắt nguồn từ những cố gắng không mệt mỏi của Dharmapala, người đã mang lại sự vinh quang một cách nguyên sơ cho khu di tích. Ông không những tạo ra ngày Lễ hội Phật giáo Vesak Poya vào ngày 24-5-1918, mà còn được công báo như là ngày lễ hội của công chúng, và tất cả học sinh ở Calcutta, Bengal và những đô thị khác, được nghỉ học trong ngày vui này. Đó là những gì mà Dharmapala đã phục hồi lại cho Khu di tích Buddha Gaya  từ Saivite Mahanta.

damam-3.gif

Thủ tướng Sri Lanka Mihinda Rajapaksa dâng hoa tưởng niệm nhân ngày sinh nhật lần thứ 145 của Ngài Dharmapala

Dharmapala đã từng đấu tranh một cách kiên trì, nhiều lần yêu cầu tòa án ngăn cấm Mahanta (một kẻ trục lợi, giành quyền quản lý di tích Buddha Gaya ) hủy hoại những pho tượng Phật. Ông cũng đã cam chịu cảnh tù tội vì các hoạt động Phật giáo. Ông từng sinh sống ở Ấn Độ bốn mươi bốn năm, tham gia tổ chức ngày kỷ niệm lần thứ hai ngày khôi phục tinh xá Moolagandakuti vào ngày 11-11-1932. Vào ngày 16-1-1933, các nhân vật nổi tiếng như Sri Jawaharlal Nehru và vợ ông ta, con gái Indira, và người chị của Vijayalakshmi Pandit cùng đến tham dự lễ hội. Một khu “Seemamalaka” 50 ft vuông với tám trụ cột đá được hình thành, và Dharmapala được phong danh hiệu cao quý, một con người đáng kính trọng: Venerable Siri Devamitta Dharmapala.

Những năm sau 1875 là thời điểm phục hưng Phật giáo. Bà Blavatsky và  ông Colonel Olcott đã thành lập Hội Tâm linh Phật giáo tại New York . Cả hai chia sẻ những cảm thức sâu sắc về đạo Phật, và năm 1880, họ đến cư ngụ ở Ceylon, tự tuyên bố trở thành những tín đồ Phật giáo. Colonel Olcott miệt mài với sự nghiệp giáo huấn Phật pháp, ngay cả trong việc xây dựng 300 ngôi trường Phật giáo, nhiều ngôi trường vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay. Đó là giai đoạn ông thay đổi tên gọi “David Hewavitharne” của mình thành “Anagarika Dharmapala”.

“Dharmapala” có nghĩa là “Người hộ pháp”, “Anagarika” có nghĩa như là “kẻ không nhà”. Đó là biểu hiện trạng thái đi theo con đường trung đạo, là sự kết nối hài hòa giữa nhà sư và một người dấn thân vì đạo pháp. Dharmapala có tên gọi đầu là Anagarika, có nghĩa là người sống độc thân, dành trọn thời gian cống hiến đời mình cho Phật pháp - theo phong cách hiện đại thời ấy. Dường như ông giữ mãi phong cách sống độc thân từ lúc tám tuổi, mặc dầu ông thường mặc áo choàng màu vàng, nhưng đó không phải là kiểu mẫu truyền thống của một Tỳ kheo, và ông cũng không cạo râu mặt. Ông cảm nhận rằng, điều cần thiết là tôn trọng tất cả giới luật Phật giáo, theo giới luật trong mọi phương thức hoạt động, nhất là ông phải có hình thái thích nghi khi phải đi chu du nhiều nước trên thế giới. Không thể máy móc vì tên gọi, hoặc hình tướng biểu hiện trong đời sống thường nhật, mà đôi khi cần thiết phải sử dụng nó để xâm nhập đời sống. Ông là biểu trưng cho hình thái hoạt động dấn thân vì Phật pháp. Thực chất, ông là một nhà tu hành uyên bác, một vị “Bồ tát” ở đất nước Sri Lanka . Chuyến hành hương đến Khu thánh địa Phật giáo Buddha Gaya của ông được khởi ý từ năm 1885 bởi Sir Edwin Arnold, tác giả cuốn sách Ánh sáng Á châu, người đã ủng hộ những cải cách hình thái tu tập tại vùng đất này, và điều đó trở thành một trong những pháp môn tu tập, hướng về Phật pháp.

Thời trai trẻ của Dharmapala

Cậu thanh niên Dharmapala đã giúp ông Colonel Olcott trong mọi công việc, nhất là trong việc phiên dịch tiếng Anh. Dharmapala cũng rất gần gũi với bà Blavatsky, người đã tư vấn cho cậu ta học tiếng Pali và thực hành giao tiếp, phục vụ tốt hơn cho công chúng. Trong thời gian này, cậu ta thay đổi tên gọi mình thành Dharmapala, có nghĩa là “Người hộ pháp”.

Năm 1891, Dharmapala thực hiện chuyến hành hương nhằm mục đích phục hồi Khu thánh địa Phật giáo Mahabodhi Temple, nơi Đức Phật Siddhartha Gautama đón nhận sự giác ngộ ngay tại Buddha Gaya, Ấn Độ. Tại đây, ông đã trải qua một cơn choáng, vì thấy rằng ngôi đền này nằm trong sự quản lý của một tu sĩ dòng Saivite, đạo Hindu. Hình ảnh Đức Phật chuyển đổi thành biểu tượng của đạo Hindu, và họ ngăn cản các tín đồ Phật giáo trong việc thực hiện nghi thức thăm viếng chùa. Đây là nguyên nhân khiến ông tiến hành phong trào đòi khôi phục ngôi Đại tự này.

Hội Phật giáo Mahabodhi ở Colombo được thành lập năm 1891, nhưng văn phòng ngay lập tức được di chuyển đến Calcutta sau năm 1892. Một trong những mục đích ban đầu là khôi phục sự điều hành của Phật giáo tại Khu thánh địa Phật giáo Mahabodhi Temple, ngay tại Khu di tích Buddha Gaya, một trong “Tứ động tâm” mang dấu tích truyền thống của đạo Phật.

Để thực hiện điều này, Dharmapala bắt đầu một hồ sơ khởi kiện, chống lại các tu sĩ dòng Brahmin, những người đã quản lý khu thánh địa này hàng thế kỷ. Sau cuộc đấu tranh kéo dài, mục tiêu này đã đạt được, với sự khôi phục việc quản lý ngôi chùa từng phần của Hội Phật giáo Maha Bodhi vào năm 1949.

Năm 1893, Dharmapala được mời tham dự Hội nghị Tôn giáo Thế giới tại Chicago với tư cách là đại diện của “Phật giáo Phương Nam ” (Southern Buddhism) - cách gọi của Phật giáo Theravada lúc bấy giờ. Ông đã thành công ở độ tuổi chưa đến 30, là hình ảnh tiêu biểu trên thế giới thời đó. Ông tiếp tục đi nhiều nước để thuyết pháp và xây dựng nhiều ngôi tinh xá trên khắp thế giới trong vòng bốn mươi năm. Đồng thời, ông cũng tập trung xúc tiến việc xây dựng nhiều ngôi trường và bệnh viện Phật giáo ở Ceylon, xây dựng nhiều đền chùa và tinh xá ở Ấn Độ. Một trong những đền chùa quan trọng là Khu di tích Sarnath, nơi diễn ra bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật.

Từ ngữ “Phật giáo cấp tiến”, được khởi xướng bởi học giả Gananath Obeyesekere, thường được dùng để gọi Dharmapala. Ý tưởng này được giải thích theo hai cách. Một là, ảnh hưởng tác động của tư tưởng cấp tiến có ý nghĩa như là sự tự do phóng khoáng hơn so với các thể chế tôn giáo, tự do trong tâm thức, và tập trung vào sự trải nghiệm chuyển biến nội tâm của từng cá nhân. Thứ hai, tự nó có ý nghĩa khẳng định trước các tuyên bố của chế độ thực dân, và các nhà truyền đạo cho rằng Thiên Chúa giáo ưu việt hơn, nhằm làm suy yếu phong trào Phật giáo. Nét đặc trưng nổi bật của nó là hướng nhiệm vụ tác động quan trọng vào đời sống thế tục. Ý tưởng này phát sinh trong tầng lớp trung lưu mới, có học thức, và cũng hơi gàn bướng ở Colombo .

Dharmapala là hình ảnh tiêu biểu của một tín đồ Phật giáo châu Á cấp tiến, và là một điển hình cho Phật giáo cấp tiến. Ông ta đặc biệt quan tâm trình bày về học thuyết Phật giáo, là sự nhất quán với khoa học, nhất là trong lý luận về tính chuyển động vô thường của vạn vật. Trong bài thuyết trình “Món nợ của thế giới với Đức Phật”, ông đã lôi cuốn phần đông người tham gia Hội nghị Tôn giáo Thế giới ở Chicago vào ngày 18-9-1893. Những năm đầu sự nghiệp của mình, ông tỏ ra quan tâm tạo ra sự thông thoáng của Phật giáo đối với công chúng phương Tây.

Trong những năm về sau, Dharmapala phản ứng khá gay gắt chống lại giọng điệu các nhà truyền giáo Thiên Chúa giáo thời ấy, là một trong những bằng chứng cần sự thông cảm bối cảnh Sri Lanka dưới thời thuộc địa Anh, thích nghi cho việc cần có những người Phật giáo cấp tiến như đã nêu ở phần trên.

Có nhiều người Sri Lanka đã tham dự lễ hội tại Khu di tích Benares , tại đây Ngài Dharmapala trao tặng danh hiệu cao quý. Sau đó, sức khỏe ông giảm sút trong bốn tháng sau sự kiện này, và qua đời ngày 29-4-1933, ở tuổi 69. Toàn thể tín đồ Phật giáo thế giới vô cùng thương tiếc sự ra đi của ông, một người con vĩ đại của đất nước Sri Lanka .

Thật quan trọng để nhận ra rằng, những bài phát biểu và việc làm mạnh mẽ của Dharmapala là cần thiết trong bối cảnh thời đó, đó là kỷ nguyên thuộc địa Anh, khi mà các ông chủ thuộc địa muốn khai thác Phật giáo cho ý đồ của họ.

Tên tuổi Dharmapala sẽ là niềm vinh dự, mãi mãi được ghi nhớ qua nhiều thế hệ tín đồ Phật giáo, vì sự tỉnh thức của ông đã góp phần thôi thúc sự tỉnh thức của nhiều tín đồ sau giấc ngủ dài, ông đã truyền lại cảm xúc của lòng yêu nước trong trái tim và khối óc của họ.

(Theo Nhật báo Lanka Daily News, Colombo , Sri Lanka , 18-9-2009)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày