Ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống Việt Nam đến âm nhạc cung đình Nhật Bản

Tối ngày 11-10, tại Trung tâm Thông tin và Văn hóa thuộc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã diễn ra buổi thuyết minh với chủ đề mối liên hệ giữa gagaku (nhã nhạc) Nhật Bản và nhạc múa truyền thống Chăm Việt Nam - Ảnh: Lương Hoàng
Tối ngày 11-10, tại Trung tâm Thông tin và Văn hóa thuộc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã diễn ra buổi thuyết minh với chủ đề mối liên hệ giữa gagaku (nhã nhạc) Nhật Bản và nhạc múa truyền thống Chăm Việt Nam - Ảnh: Lương Hoàng
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tối ngày 11-10, tại Trung tâm Thông tin và Văn hóa thuộc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã diễn ra buổi thuyết minh với chủ đề mối liên hệ giữa gagaku (nhã nhạc) Nhật Bản và nhạc múa truyền thống Chăm Việt Nam.

Mở đầu chương trình, Tiến sĩ Shine Toshihiko, Tùy viên Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có phần giới thiệu khái quát về vị trí của Rinyu - Hachigakyu tức Lâm Ấp bát nhạc trong hệ thống nhã nhạc cung đình Nhật Bản.

Lâm Ấp bát nhạc bao gồm 8 vũ khúc có gốc tích từ vương quốc cổ của người Champa thuộc vùng đất phía Nam Việt Nam hiện nay, được sư Phật Triết (Buttetsu), người đã đến Nhật Bản vào năm 736, tổ chức truyền dạy và biểu diễn lần đầu trong buổi lễ khai quang tượng Đại Phật tại chùa Todai-ji (Đông Đại tự) ở Nara năm 752. Cùng với việc truyền dạy Lâm Ấp bát nhạc, sư Phật Triết còn soạn ra Tất đàm chương, một “giáo trình” để truyền dạy tiếng Phạn.

Các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc múa Kawon Khik Nam Krung thừa kế truyền thống của người Chăm Phan Rang trình diễn trong chương trình

Các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc múa Kawon Khik Nam Krung thừa kế truyền thống của người Chăm Phan Rang trình diễn trong chương trình

Trong số 8 vũ điệu được ngài Phật Triết truyền dạy, Ca-lăng-tần-già là vũ khúc đặc biệt nổi bật, mang đậm tính chất Phật giáo. Vũ khúc này thường được trình diễn bởi 4 phụ nữ hoặc trẻ em, mặc trang phục với tạo hình đuôi và cánh chim với lông vũ sặc sỡ, tay cầm não bạt di chuyển với các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng vẫn giữ được tính chất trang nhã cho một vũ điệu vốn được trình diễn trong nghi lễ Phật giáo.

Phục trang của các vũ công cũng nhằm thể hiện hình tượng Ca-lăng-tần-già, một loài chim báu ở cõi Tịnh độ, có tiếng hót kỳ diệu thường được nhắc tới trong kinh điển Đại thừa. Loài chim này thường xuất hiện để cất tiếng hót cúng dường trong khi Đức Phật thuyết pháp.

Theo Tiến sĩ Shine Toshihiko, hệ thống các nhạc cụ được sử dụng để trình tấu trong vũ khúc này gần như tương đồng với các nhạc cụ của người Chăm vẫn còn được sử dụng đến ngày nay như trống Ginang, trống Paranung, kèn Saranai,… cũng như những động tác múa đứng thẳng thân người và vươn tay trong vũ khúc Ca-lăng-tần-già và điệu múa Chăm cũng có điểm gần giống.

Tác giả Lương Hoàng tặng Báo Giác Ngộ đến Tiến sĩ Shine Toshihiko, Tùy viên Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
Tác giả Lương Hoàng tặng Báo Giác Ngộ đến Tiến sĩ Shine Toshihiko, Tùy viên Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Về âm sắc, ông Shine Toshihiko nhận định rằng nếu tinh ý, khi nghe trình tấu Lâm Ấp bát nhạc có thể cảm nhận được sự khác biệt so với phần còn lại của gagaku Nhật Bản, tạo cho người nghe có cảm giác rằng Lâm Ấp bát nhạc là loại âm nhạc được du nhập từ phương xa.

Đồng thời, khi nghiên cứu về Lâm Ấp bát nhạc, có thể phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các truyền thống âm nhạc khác mà cụ thể ở đây là Việt Nam và Nhật Bản. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng Nguyên khúc của người Mông Cổ tới sân khấu trình diễn của người Việt Nam dưới thời Trần, vẫn còn ghi dấu cho tới nay. Điều này cũng phản ánh truyền thống “chuộng Tây Vực” đã từng diễn ra ở cả hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.

Cũng trong chương trình, thính giả còn được thưởng thức 5 tiết mục trình diễn nhạc múa Chăm do các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc múa Kawon Khik Nam Krung thừa kế truyền thống của người Chăm Phan Rang trình diễn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày