[Ảnh] Thăm chùa Tượng Sơn, nơi danh y Hải Thượng Lãn Ông từng mở phòng bệnh cứu người

Chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), nơi đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dành phần lớn thời gian mở phòng mạch chữa bệnh cho dân
Chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), nơi đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dành phần lớn thời gian mở phòng mạch chữa bệnh cho dân
GNO - Chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh) được biết đến là ngôi cổ tự từng một thời gắn liền với vị danh y nổi tiếng của Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đây là nơi mà ông đã dành phần lớn thời gian mở phòng mạch chữa bệnh cho người dân và hoàn thành các công trình y học nổi tiếng để đời sau còn nhớ mãi.

Lê Hữu Trác (1724-1791) tên thật là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, ông là đại danh y xuất chúng, một nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng của dân tộc ở thế kỷ XVIII. Sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được tập hợp trong bộ Y tông tâm lĩnh gồm có 28 tập, 66 quyển, chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

Suốt 40 năm trong nghề y, danh y Hải Thượng Lãn Ông đã đem hết tài năng và y đức của mình vào việc chữa bệnh phục vụ nhân dân, nêu cao đạo đức nhân thuật, tận tụy cứu chữa bệnh nhân đến cùng; cần cù nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm, xây dựng nền tảng truyền thống y học nước nhà.

Chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông, thế kỷ XVIII, ở thôn Yên Hạ (làng Quát), xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng, nay là ở xã Sơn Giang, H.Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông, thế kỷ XVIII, ở thôn Yên Hạ (làng Quát), xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng, nay là ở xã Sơn Giang, H.Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Chùa nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố, phía sau chùa là dãy núi Voi trùng điệp nên được đặt tên là Tượng Sơn tự. Cũng theo nhiều người dân nơi đây thì chùa còn có tên gọi khác là chùa Hầm Hầm (Ầm Ầm) vì ngay bên chùa có khe suối bắt nguồn từ dãy Đại Huệ, băng qua ghềnh đá, ngày đêm nước chảy ầm ầm
Chùa nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố, phía sau chùa là dãy núi Voi trùng điệp nên được đặt tên là Tượng Sơn tự. Cũng theo nhiều người dân nơi đây thì chùa còn có tên gọi khác là chùa Hầm Hầm (Ầm Ầm) vì ngay bên chùa có khe suối bắt nguồn từ dãy Đại Huệ, băng qua ghềnh đá, ngày đêm nước chảy ầm ầm
Theo gia phả dòng họ Lê Hữu, chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII do bà Đặng Phùng Hầu (bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác), vợ của Tạ hiểu điểm Tham đốc quận công Bùi Tướng Công nêu ý tưởng xây dựng. Sau đó, chùa được con gái là bà Bùi Thị Thưởng (mẹ danh y Lê Hữu Trác), vợ của tiến sĩ Lê Hữu Mưu tiếp tục hoàn thành ý nguyện; cùng sự chỉ đạo xây dựng của danh y Lê Hữu Trác và anh trai là Lê Hữu Tán, với mục đích là thờ Phật và liệt tổ hai họ Bùi, Lê Hữu
Theo gia phả dòng họ Lê Hữu, chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII do bà Đặng Phùng Hầu (bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác), vợ của Tạ hiểu điểm Tham đốc quận công Bùi Tướng Công nêu ý tưởng xây dựng. Sau đó, chùa được con gái là bà Bùi Thị Thưởng (mẹ danh y Lê Hữu Trác), vợ của tiến sĩ Lê Hữu Mưu tiếp tục hoàn thành ý nguyện; cùng sự chỉ đạo xây dựng của danh y Lê Hữu Trác và anh trai là Lê Hữu Tán, với mục đích là thờ Phật và liệt tổ hai họ Bùi, Lê Hữu
Chùa Tượng Sơn nằm trong quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông, đánh dấu nơi mà vị danh y này sinh sống và dành nhiều thời gian mở phòng mạch, khám bệnh, bốc thuốc cứu chữa cho người dân

Chùa Tượng Sơn nằm trong quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông, đánh dấu nơi mà vị danh y này sinh sống và dành nhiều thời gian mở phòng mạch, khám bệnh, bốc thuốc cứu chữa cho người dân

Tại đây, ông cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu và hoàn thành các tác phẩm: Y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện (1780), Y hải cầu nguyên (1782), Thượng kinh ký sự (1783), Vận khí bí điển (1786) và các tác phẩm khác
Tại đây, ông cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu và hoàn thành các tác phẩm: Y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện (1780), Y hải cầu nguyên (1782), Thượng kinh ký sự (1783), Vận khí bí điển (1786) và các tác phẩm khác
Theo văn bia chùa Tượng Sơn ghi chép, ban đầu chùa có kiến trúc theo hình chữ "Nhất", đến nay đã qua nhiều lần trùng tu. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà sư Lê Hữu Ân, pháp danh Thích Phổ Quang đã làm lại chùa Thượng, sửa chữa chùa Hạ, dựng gác chuông tám mái, đúc đại hồng chung có khắc chữ Tượng Sơn tự chung
Theo văn bia chùa Tượng Sơn ghi chép, ban đầu chùa có kiến trúc theo hình chữ "Nhất", đến nay đã qua nhiều lần trùng tu. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà sư Lê Hữu Ân, pháp danh Thích Phổ Quang đã làm lại chùa Thượng, sửa chữa chùa Hạ, dựng gác chuông tám mái, đúc đại hồng chung có khắc chữ Tượng Sơn tự chung
Năm Tự Đức thứ 23 (1880), Thiền sư Thích Quảng Vận đã sửa chữa bổ sung thượng điện, kiến thiết nhà Tổ, làm nhà khách, lát sân, xây bể, lập vườn cây ăn quả. Đầu thế kỷ XX, Thiền sư Thích Nhuận Du quy tập, xây cất vườn tháp mộ
Năm Tự Đức thứ 23 (1880), Thiền sư Thích Quảng Vận đã sửa chữa bổ sung thượng điện, kiến thiết nhà Tổ, làm nhà khách, lát sân, xây bể, lập vườn cây ăn quả. Đầu thế kỷ XX, Thiền sư Thích Nhuận Du quy tập, xây cất vườn tháp mộ
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, ngày 21-7-1994, chùa Tượng Sơn được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, ngày 21-7-1994, chùa Tượng Sơn được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
Chùa Tượng Sơn nằm trong quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Chùa Tượng Sơn nằm trong quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Tượng danh y Hải Thượng Lãn Ông trong khuôn viên chùa Tượng Sơn
Tượng danh y Hải Thượng Lãn Ông trong khuôn viên chùa Tượng Sơn
Cây vải cổ thụ có tuổi đời gần 300 năm được cho là do chính tay danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trồng
Cây vải cổ thụ có tuổi đời gần 300 năm được cho là do chính tay danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trồng
Góc trái khuôn viên chùa có 7 ngôi am, mộ an táng các vị trụ trì có công lao trong việc tôn tạo ngôi chùa này. Được biết, những vị trụ trì này đều mang họ Lê, đó là Thiền sư Diệu Thông, Phổ Quang, Phổ Minh, Tâm Đắc, Quảng Vận, Nhuận Du và Lê Hữu Cát
Góc trái khuôn viên chùa có 7 ngôi am, mộ an táng các vị trụ trì có công lao trong việc tôn tạo ngôi chùa này. Được biết, những vị trụ trì này đều mang họ Lê, đó là Thiền sư Diệu Thông, Phổ Quang, Phổ Minh, Tâm Đắc, Quảng Vận, Nhuận Du và Lê Hữu Cát
Chánh điện chùa Tượng Sơn thờ Đức Phật Thích Ca
Chánh điện chùa Tượng Sơn thờ Đức Phật Thích Ca
Trong chùa còn có nhiều pho tượng Phật được tạo hình dáng nghệ thuật đẹp với nhiều dáng vẻ độc đáo, nhất là pho tượng lớn Bồ-tát Chuẩn Đề 18 tay
Trong chùa còn có nhiều pho tượng Phật được tạo hình dáng nghệ thuật đẹp với nhiều dáng vẻ độc đáo, nhất là pho tượng lớn Bồ-tát Chuẩn Đề 18 tay
Chư vị Tổ sư được thờ tại nhà Tổ phía sau
Chư vị Tổ sư được thờ tại nhà Tổ phía sau
Đây cũng là nơi thờ bức tượng danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Đây cũng là nơi thờ bức tượng danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Chùa Tượng Sơn là ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Tĩnh, mỗi năm thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan cũng như dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng thành kính đến đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Chùa Tượng Sơn là ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Tĩnh, mỗi năm thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan cũng như dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng thành kính đến đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 350 tình nguyện viên tham gia hiến máu nhân đạo tại chùa Ân Thọ

Chùa Ân Thọ tổ chức hiến máu nhân đạo lần thứ 16

GNO - Chùa Ân Thọ (P.5, TP.Tân An, Long An) đã phối hơp với Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tổ chức hiến máu nhân đạo lần thứ 16 với chủ đề “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, với sự tham gia của hơn 350 tình nguyện viên, vào ngày 5-5.

Thông tin hàng ngày