[Ảnh] Về lại Côn Sơn - một trong những trung tâm lớn thuộc Thiền phái Trúc Lâm trước đây

Chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012
Chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Dưới những tán cây xanh thẫm, ngôi già-lam Côn Sơn (tỉnh Hải Dương) ẩn hiện hài hòa với thiên nhiên thanh tịnh, bình yên. Người hành hương từ miền Nam xa xôi đến với vùng đất thiêng cũng được tưới tẩm niềm an lành nơi đây.
Chùa Côn Sơn (còn gọi là Thiên Tư Phúc tự) tọa lạc ở ngọn núi Côn Sơn thuộc TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Chùa Côn Sơn (còn gọi là Thiên Tư Phúc tự) tọa lạc ở ngọn núi Côn Sơn thuộc TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông sáng lập
Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông sáng lập
Năm Hưng Long thứ 12 (1304), nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một chùa nhỏ gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329), chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho ngài Huyền Quang trụ trì

Năm Hưng Long thứ 12 (1304), nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một chùa nhỏ gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329), chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho ngài Huyền Quang trụ trì

Cùng với chùa Yên Tử, Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh và chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, đây là một trong những trung tâm lớn của Thiền phái Trúc Lâm
Cùng với chùa Yên Tử, Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh và chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, đây là một trong những trung tâm lớn của Thiền phái Trúc Lâm
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang (1334-2017), vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi ngài viên tịch, vua Trần Minh Tông cho xây Đăng Minh bảo tháp, bên trong đặt xá-lợi và tượng của Đệ tam Tổ
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang (1334-2017), vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi ngài viên tịch, vua Trần Minh Tông cho xây Đăng Minh bảo tháp, bên trong đặt xá-lợi và tượng của Đệ tam Tổ
Chánh điện chùa Côn Sơn
Chánh điện chùa Côn Sơn
Bộ tượng tam thế Phật chùa Côn Sơn được công nhận Bảo vật quốc gia ngày 18-1-2024. Theo các nhà nghiên cứu, bộ tam thế trên Phật điện chùa Côn Sơn đã đạt được những giá trị đặc biệt về niên đại, lịch sử, tạo dáng rất hiếm và quý, là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời kỳ lịch sử
Bộ tượng tam thế Phật chùa Côn Sơn được công nhận Bảo vật quốc gia ngày 18-1-2024. Theo các nhà nghiên cứu, bộ tam thế trên Phật điện chùa Côn Sơn đã đạt được những giá trị đặc biệt về niên đại, lịch sử, tạo dáng rất hiếm và quý, là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời kỳ lịch sử
Bia Thanh Hư Động là hiện vật độc bản, lưu giữ ngự bút của vua Trần Duệ Tông, có giá trị rất lớn về lịch sử, thư pháp, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần. Bia được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015
Bia Thanh Hư Động là hiện vật độc bản, lưu giữ ngự bút của vua Trần Duệ Tông, có giá trị rất lớn về lịch sử, thư pháp, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần. Bia được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015
Chùa còn có bia "Côn Sơn Tư Phúc tự bi" là dạng bia lục giác rất hiếm gặp ở Việt Nam, được tạo tác trong đợt đại trùng tu chùa Côn Sơn ở thế kỷ XVII. Đây là tấm bia quý, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật đặc sắc. Bia được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017
Chùa còn có bia "Côn Sơn Tư Phúc tự bi" là dạng bia lục giác rất hiếm gặp ở Việt Nam, được tạo tác trong đợt đại trùng tu chùa Côn Sơn ở thế kỷ XVII. Đây là tấm bia quý, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật đặc sắc. Bia được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017
Khu vực sân chùa có cây đại được trồng từ thế kỷ XV
Khu vực sân chùa có cây đại được trồng từ thế kỷ XV
Cảnh sắc tại Côn Sơn là nguồn cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều bài thơ trong Quốc Âm thi tập nổi tiếng

Cảnh sắc tại Côn Sơn là nguồn cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều bài thơ trong Quốc Âm thi tập nổi tiếng

Chùa Côn Sơn xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm văn học chữ Hán từ thời Trần, đặc biệt là thơ
Chùa Côn Sơn xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm văn học chữ Hán từ thời Trần, đặc biệt là thơ
Vào thời Lê Trung Hưng, giai đoạn Thiền sư Mai Trí Bản, hiệu Pháp Nhẫn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng quy mô đồ sộ
Vào thời Lê Trung Hưng, giai đoạn Thiền sư Mai Trí Bản, hiệu Pháp Nhẫn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng quy mô đồ sộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Thiện Tấn trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lại An đến Sư cô Thích nữ Viên Đức

Quảng Trị: Bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Viên Đức trụ trì chùa Lại An

GNO - Sáng 13-4, được sự đồng thuận của chính quyền các cấp, thừa ủy nhiệm của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị, Ban Trị sự GHPGVN H.Gio Linh phối hợp với Ban Hộ tự chùa Lại An long trọng tổ chức Lễ bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Viên Đức làm trụ trì chùa Lại An (xã Gio Mỹ).
Thượng tọa Thích Viên Quang chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến Trưởng lão Hòa thượng Chay Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh

An Giang: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh thăm và chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

GNO - Nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều 14-4. chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang do Thượng tọa Thích Viên Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, đảnh lễ và chúc Tết đến chư vị giáo phẩm Hòa thượng hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1296 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Hành trình kỳ diệu của tình yêu và sự sống

GNO - Bên trong mỗi người phụ nữ, đặc biệt là những người trẻ đang hiếm muộn, hầu hết luôn chứa đựng một khát vọng vô bờ bến - đó là mong muốn được làm mẹ. Nhưng đôi khi, khát vọng ấy không phải lúc nào cũng dễ dàng thành hiện thực.

Thông tin hàng ngày