Australia: Lần đầu tiên tổ chức lễ đặt bát cúng dường

GN - Vào sáng thứ Bảy, ngày 23-8, ở Footscray, một khu vực khá sầm uất của thành phố Melbourne, công chúng tại trung tâm mua sắm và siêu thị Nicholson đã chứng kiến một sự kiện chưa từng diễn ra trước đó: lễ đặt bát cúng dường chư Tăng của đông đảo tín đồ Phật tử (ảnh).

Australia-550x550.jpg

Đây là lễ đặt bát cúng dường lần đầu tiên được chính thức tổ chức tại Melbourne với sự tham gia trì bình khất thực của chư Tăng thuộc nhiều hệ phái, nhiều truyền thống khác nhau. Lễ đặt bát cúng dường lần này được xem như là một sự khởi xướng, tạo ra một xu hướng mới và đưa vào áp dụng trong toàn thành phố.

Đặt bát cúng dường là một nghi thức truyền thống của Phật giáo, ở đấy chư Tăng trì bình khất thực và người cư sĩ dâng phẩm vật lên cúng dường chư Tăng, đặt phẩm vật cúng dường vào bình bát của chư Tăng.

Sự kiện lần này được xem như là một hình thức giới thiệu để công chúng biết về truyền thống khất thực cao đẹp trong Phật giáo. Đối với chư Tăng, việc đi khất thực thể hiện tính gần gũi, sự khiêm tốn và chứng tỏ tầm quan trọng của sự hỗ trợ của tín đồ Phật tử trong việc góp phần duy trì đời sống tu viện.

Lòng hảo tâm hay sự bố thí, cúng dường đóng vai trò thiết yếu trong việc tu học Phật pháp. Pháp môn này nhằm giúp các hành giả giảm bớt luyến ái, nguyên nhân chính của mọi đau khổ. Đây là phép đối trị trực tiếp với sự tham lam và ích kỷ, và góp phần tạo duyên lành cho việc tu tập. Bố thí, cúng dường là một cách để trau dồi tính rộng lượng.

Các thực phẩm cúng dường tại sự kiện này chủ yếu được các cộng đồng Phật tử truyền thống chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên, nhiều người phương Tây cũng đã tham gia đặt bát cúng dường chư Tăng. Tham gia trì bình khất thực gồm có chư Tăng người Thái, người Hoa, người Việt và người Tây Tạng.

Sau khi trì bình khất thực xong, chư Tăng đã chia sẻ những thực phẩm mình khất thực được cho những người vô gia cư và những người xung quanh.

Sự kiện đặt bát cúng dường là một bước đệm quan trọng để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và duy trì nền hòa bình trong một xã hội đa văn hóa.

Nguyên Quý
(theo Buddhist Channel)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày