Bắc Ninh: Hội thảo về quản lý hoạt động du lịch tâm linh

GNO - Sáng nay, 24-12, Phân viện Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay” tại chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh).

a bacninh 3.jpg
UBND tỉnh Bắc Ninh tặng hoa chúc mừng hội thảo

Tham dự hội thảo, về phía GHPGVN có TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tổng Thư ký Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội; TT.Thích Giải Hiền, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; ĐĐ.Thích Nguyên Chính, Thư ký Văn phòng T.Ư GHPGVN cùng chư tôn đức Tăng cùng về tham dự.Về phía đại biểu có ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cùng các cơ quan chức năng: Bộ VH-TT&DL, Tạp chí Cộng sản, Trường Đại học Văn hóa, Tổng cục Du lịch Nam, lãnh đạo các sở ban ngành cùng các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa và văn hóa du lịch, cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên cùng về tham dự.Tại hội thảo, TT.TS Thích Đức Thiện phát biểu, đánh giá: “Trong chiến lược phát triển quốc gia, du lịch được coi là mũi nhọn và là một trong những thế mạnh của Việt Nam đang phát triển bền vững".Thượng tọa nói, tại diễn đàn này từ những vấn đề lý luận và sự trải nghiệm trong thực tiễn, cùng nhau góp sức bàn bạc, thảo luận, phân tích để tìm ra những giải pháp có tính đột phá, góp phần tạo ra bước chuyển biến về chất lượng du lịch Việt Nam và du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay mà trọng tâm là bảo tồn di sản văn hóa gắn kết với phát triển du lịch, hình thành những tour du lịch chất lượng với những điểm đến hấp dẫn, xây dựng nếp sống văn hóa du lịch, tạo nên thị trường du lịch thân thiện giàu tiềm năng cho từng vùng và cả nước.Thượng tọa cũng nhấn mạnh, qua hội nghị, phát huy vai trò và trách nhiệm của GHPGVN đối với vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà, góp phần đồng hành cùng dân tộc, duy trì sự ổn định của đất nước đang phát triển trong một thế giới hội nhập đầy biến động - đan xen cả thời cơ, vận hội và những thách thức khó lường.Thượng tọa tin tưởng và mong muốn các bài tham luận và ý kiến phát biểu của đại biểu sẽ góp phần vào việc gợi mở những vấn đề quan trọng, những ý tưởng thiết thực, nhân văn, hướng tới thúc đẩy các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh phát triển, tăng trưởng bền vững, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển - đạt được các mục tiêu cơ bản đã đề ra.Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phần nhân dân. Du lịch tâm linh mang lại những giá trị, trải nghiệm thanh tao cho du khách, đem đến cho du khách những điều bổ ích thăng hoa và nhiều trải nghiệm. Thông qua các tour du lịch đã thu hút được đông đảo lượng du khách các tỉnh, thành phố trong cả nước và nước ngoài - TT.Thích Đức Thiện gợi mở.Mặc dù có nhiều điểm mạnh nhưng trong hoạt động du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng vẫn còn tồn tại một số bất cập và còn nhiều hạn chế trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan về quản lý hoạt động du lịch tâm linh.

a bacninh 1.jpg
TT.Thích Đức Thiện phát biểu - cùng các vị chủ tọa hội thảo

a bacninh 2.jpg
Chư tôn đức và quan khách, Phật tử tham dự hội thảo

Hội thảo đã nhận được trên 80 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm am hiểu về lĩnh vực văn hóa, văn hóa du lịch tín ngưỡng. Nội dung các bài tham luận đều tập trung vào mục đích và các chủ đề hội thảo đã đặt ra nhằm đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch và du lịch tâm linh trong tình hình hiện nay, những mặt tác động tích cực và tiêu cực trong đời sống xã hội nói chung, trong sự phát triển của ngành văn hóa, thể thao và du lịch nói riêng, biến đổi và dự báo xu thế biến đổi của du lịch trong bối cảnh hiện nay, nguyên nhân của sự biến đổi và những vấn đề đặt ra cần giải quyết thảo gỡ.Hội nghị đã nghe các ý kiến tham luận khoa học và chia sẻ những kinh nghiệm từ trong thực tiễn hoạt động du lịch tâm linh với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực và sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, ngành và đất nước.
Hội thảo tập trung vào 5 nhóm nội dung:

1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch và quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay. Vai trò của du lịch tâm linh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, miền, khu vực và đất nước. Những yếu tố tác động đến du lịch trong phát triển du lịch gắn với hoạt động tâm linh.

2. Tình hình triển khai chiến lược phát triển du lịch và du lịch tâm linh trong tình hình hiện nay. Định hướng về phát triển bền vững của du lịch Việt Nam, giải pháp và cơ chế chính sách nhằm tăng trưởng, phát triển du lịch và du lịch tâm linh hiện tại và trong tương lai.

3. Tác động của du lịch tâm linh đối với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị, quảng bá di sản văn hóa dân tộc, bảo tồn môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế du lịch.

4. Chia sẻ kinh nghiệm từ công tác quản ký du lịch và du lịch tâm kinh của ngành và địa phương, giới thiệu những điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh, tiềm năng và sự phát triển.

5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịnh tâm linh và vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh từ hoạt động du lịch tâm linh.

Cẩm Vân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày