Bạn có thương mẹ không?

Bạn có thương mẹ không? Tôi đoan là 100% các bạn sẽ trả lời có! Mẹ mà không thương thì còn thương ai được nữa? Nhưng, bạn đã biểu hiện tình thương với mẹ chưa, và biểu hiện như thế nào?

Tôi tin, đến lúc này nhiều bạn sẽ ngập ngừng: “Tôi chưa nói cho mẹ biết là tôi thương mẹ nhiều!”. Nói một lời yêu thương với mẹ, đôi khi cũng khó, bởi bạn chưa có thói quen ấy. Và nhiều lúc thương đấy, nhưng bạn chưa biến nó thành hành động cụ thể, bởi bạn chưa hiểu mẹ… 

Tôi nhớ thầy tôi từng bảo: thương mẹ chính là… thụ hưởng. Bởi mẹ được ví von là “chuối ba hương, xôi nếp mật”. Thụ hưởng tình thương mà mình dành cho mẹ chính là hạnh phúc mà ai cũng cần có, để “lớn” lên, theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Nếu không có mẹ thì chúng ta chẳng thể nào lớn lên về mặt thể chất, và chẳng thể trưởng thành được. Hình hài này mẹ sinh ra, nuôi nấng. Tâm hồn này mẹ vun bồi. Tất cả tình thương mẹ rót vào trong từng thớ thịt, trong mỗi ngăn tâm hồn mà có đi đâu, xa mẹ bao nhiêu thì vóc dáng ấy và những gì mẹ trao truyền cũng khó nhòa phai, không lẫn với bất cứ ai.

Bạn có thương mẹ không? Tôi hay hỏi câu đó khi bạn giận mẹ: Sao mẹ lại hay càm ràm chuyện bạn đi chơi khuya. Bạn bảo có. Và tôi bảo: mẹ bạn cũng rất thương bạn đấy. Bởi vì thương bạn nên mẹ lo khi bạn đi chơi khuya. Ở ngoài kia, cuộc sống dẫy đầy những cám dỗ mà chỉ cần sơ sẩy bạn dễ trở thành “miếng mồi ngon” cho những thói hư, tất xấu. Mẹ thừa hiểu cái xấu bao giờ cũng dễ dàng tiêm nhiễm vào con người, dù ai cũng ý thức được nó xấu. Cái xấu có ma lực lớn lao như thế nên mẹ sợ con của mẹ sẽ bị quật ngã, nhất là khi bạn đi chơi khuya, bạn giao du với bạn xấu.

 

Đối với mẹ, con là tất cả - ảnh minh họa từ internet

Mẹ sợ trái tim của mẹ sẽ đau siết khi đến một ngày nào đó mẹ nhận được tin con của mẹ hư. Bạn có hình dung được hình ảnh của mẹ bạn khi ấy không, đứa con do mình rứt ruột đẻ ra, nuôi nấng, vun quén bao năm nay trở thành người phạm tội, hoặc bị ai đó gạ gẫm, lừa gạt, làm sao không đau? Và trên hết là mẹ bạn cảm thấy khi bạn dính vào những điều ấy thì tương lai của bạn chắc chắn sẽ mù mịt… Vậy thì, bạn hãy cảm thông cho mẹ, và hãy làm cho mẹ yên lòng, không chỉ bằng lời nói, mà bạn hãy bắt đầu thay đổi thói quen: đừng quen bạn xấu nữa, đừng đi khuya nữa! Đấy chính là hành động thương mẹ đó, bạn có thấy vậy không?

Bạn có thương mẹ không? Tôi lại hỏi khi bạn bảo mẹ bạn… quê mùa, không giống như mẹ của thằng Y, con X nào đó. Mẹ của X, Y ở thành phố, 50 tuổi rồi mà trẻ măng, cuối tuần vẫn còn đi… nhảy đầm. Bạn trầm trồ khen ngợi, cô A, cô B là mẹ của X, Y; và bạn ái ngại khi nhắc đến mẹ mình, một bà mẹ quê tay lấm, chân bùn, năm 12 tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để có đồng ra, đồng vô chăm cho đàn con 5 đứa.

 

Mẹ yêu con - ảnh: Internet

Bạn đã từng nhờ những đồng tiền dính đầy mồ hôi và bùn đất của mẹ để có được ngày rỡ ràng, xe cộ bóng láng. Bạn thầm trách mẹ sinh chi cho nhiều, sao mẹ không biết sửa soạn như người ta. Bạn ái ngại khi bạn gái mình muốn về quê thăm nhà, thăm mẹ. Bạn sợ bạn gái sẽ bỏ mình vì mẹ bạn là bà mẹ quê luộm thuộm, không quen với phấn son, quần là áo lụa… Và vô tình, bạn đã chọn bạn gái mà bỏ quên mất mẹ của mình, người đã lam lũ cho bạn ăn học, thành danh. Bạn đã đẩy mẹ mình đi xa. Thế mà bạn nói là bạn thương mẹ? Lần đó bạn đã khóc khi tôi trách bạn như thế. Tôi nhận ra bạn vẫn còn tình thương với mẹ, nhận ra đứa con trong bạn vẫn còn sống, chỉ là vì bạn quên và mặc cảm hoàn cảnh…

Bạn có thương mẹ không? Câu hỏi sẽ không cần được trả lời, bởi thương mẹ là lẽ đương nhiên. Con mà không thương mẹ là con bỏ đi. Con mà không thương mẹ thì làm sao xứng đáng làm gì trong xã hội? Do vậy, bạn muốn khẳng định bản thân ư, bạn muốn hạnh phúc ư, bạn muốn là ông này bà nọ ư? Hãy trở về bên mẹ, để thương mẹ, để làm một người con đúng nghĩa trước khi quá muộn màng, trước khi bạn muốn làm điều gì đó lớn lao, bởi tình thương mẹ chính là gốc của mọi tình thương trong cõi đời này…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày