Bạn đọc báo Giác Ngộ mang niềm vui bất ngờ đến người dân "khu bãi rác" ở Bình Chánh

Những phần quà bất ngờ cho em. Ảnh: Như Danh - Báo Giác Ngộ
Những phần quà bất ngờ cho em. Ảnh: Như Danh - Báo Giác Ngộ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sau khi Giác Ngộ online đăng bài viết “Nhật ký một tình nguyện viên: Dọn lòng tinh tươm đón nắng mới…”, câu chuyện trong đó là những hoàn cảnh chật vật, khó khăn của người dân ở khu “bãi rác” huyện Bình Chánh.

Bạn đọc đã gửi tặng những phần quà, qua cầu nối báo Giác Ngộ mong được sẻ chia nhanh nhất đến những hoàn cảnh khó khăn nơi đây.

Thượng tọa Thích Duy Trấn, Phó ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ, trụ trì chùa Liên Hoa cho biết: “Đọc xong bài viết, tôi cho Phật tử làm ngay 200 túi gạo, mỗi túi 5 ký để tặng cho hộ có người già, con nhỏ. Biết thông tin xót quá, chịu không nổi”.

Niềm vui của những đứa trẻ ở khu bãi rác khi nhận được món quà bất ngờ, với tập, bánh và sữa tươi - Ảnh: Như Danh/BGN

Niềm vui của những đứa trẻ ở khu bãi rác khi nhận được món quà bất ngờ, với tập, bánh và sữa tươi - Ảnh: Như Danh/BGN

Một bạn đọc thân thiết khác của báo Giác Ngộ xin được giấu tên đã chia sẻ 2.000 quả trứng gà đến các gia đình đặc biệt, với lời nhắn gửi: “Mong giúp được bữa cơm có chất dinh dưỡng cho người già, trẻ nhỏ. Khi ốm đau, nấu cháo với trứng gà cũng đỡ dạ qua những ngày khốn khó”.

Bầu, bí và rau củ quả tươi cũng được một mạnh thường quân khác gửi gắm: “Có 1,5 tấn rau, củ. Của ít lòng nhiều, dù biết là không thấm gì với gần 1.500 hộ dân đang sống ở đây, nhưng cũng mong giúp được chút ít, để bữa cơm của bà con bớt đi khô khan”.

Những suất quà có 5 ký gạo, và trái bí, trái bầu, hộp trứng nhưng đem đến cho người dân sống ở khu bãi rác này nhiều niềm vui, hạnh phúc. Ảnh: Như Danh/BGN

Những suất quà có 5 ký gạo, và trái bí, trái bầu, hộp trứng nhưng đem đến cho người dân sống ở khu bãi rác này nhiều niềm vui, hạnh phúc. Ảnh: Như Danh/BGN

Chị Thảo Nguyên, thành viên nhóm “Sẻ chia mùa dịch”, tác giả đã kể câu chuyện về người dân ở khu bãi rác này trên báo Giác Ngộ và các thành viên khác của nhóm sau khi đến đây trao 1.300 phần quà cho bà con, khi về cũng cầm lòng không đặng nên quyết định quay lại thêm một lần nữa.

“Ánh mắt, nụ cười, sự hồn nhiên của những đứa trẻ vui chơi bên bãi rác và hình ảnh những gia đình khắc khổ đã kéo chân tụi mình. Muốn làm thêm điều gì đó cho bà con nơi đây”, chị chia sẻ. Quà nhóm “Sẻ chia mùa dịch” mang đến trong chuyến này không chỉ có tập, sách, mà còn có bánh, sữa, thực phẩm tươi cho các em học sinh và trẻ nhỏ.

Nhận những món quà đặc biệt, nhất là các em đang chuẩn bị vào lớp 1, em nào cũng vui, háo hức. Con trẻ vui một, cha mẹ của chúng vui gấp nhiều lần. Bởi ước mơ mua cho con quyển tập, cuốn sách được những người cha, người mẹ ấp ủ lâu lắm rồi; họ cũng biết quyển tập, cây bút, con chữ chính là tương lai của con mình nhưng bất lực vì túi không tiền, cái ăn còn chưa đủ…

Chị Thảo Nguyên (phải), tác giả bài viết “Nhật ký một tình nguyện viên: Dọn lòng tinh tươm đón nắng mới…” đăng trên báo Giác Ngộ, quay trở lại thêm lần nữa với người dân khu bãi rác khắc khổ. Ảnh: Như Danh/BGN

Chị Thảo Nguyên (phải), tác giả bài viết “Nhật ký một tình nguyện viên: Dọn lòng tinh tươm đón nắng mới…” đăng trên báo Giác Ngộ, quay trở lại thêm lần nữa với người dân khu bãi rác khắc khổ. Ảnh: Như Danh/BGN

Anh Trần Quốc Đạt, tổ trưởng tổ 222A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh cho biết: “Ở khu bãi rác này có gần 1.500 hộ dân, ai cũng hoàn cảnh khó khăn, lấy rác làm nhà, hiếm có nhà nào xây đàng hoàng. Nên dù ai cho một trái bầu, trái bí, ký gạo, một món quà dù nhỏ cũng đem đến niềm vui rất lớn cho bà con”.

Anh Đạt cảm ơn mạnh thường quân, bạn đọc của báo Giác Ngộ vì đã đem đến niềm vui bất ngờ cho người dân yếu thế, lam lũ nơi đây. Anh trải lòng thêm: “Hôm nay đội mưa để chuyển quà cho bà con nhưng rất vui, không thấy lạnh”.

Tiếp nối yêu thương gửi đến em. Ảnh: Như Danh - Báo Giác Ngộ

Tiếp nối yêu thương gửi đến em. Ảnh: Như Danh - Báo Giác Ngộ

200 phần quà vừa được trao chỉ là giúp cho những hộ khó nhất trong số gần 1.500 hộ dân nơi đây. Khi đoàn của phóng viên của Báo Giác Ngộ rời đi, nhiều hộ dân chưa có quà đã với theo, gửi đi một tiếng lòng “xin được giúp đỡ...”.

Những gương mặt khắc khổ của người lao động nghèo, lượm ve chai, bán vé số thất nghiệp suốt 4 tháng qua, họ thật sự rất cần tiếp sức, chia sẻ yêu thương và lòng bao dung nhiều hơn nữa của những tấm lòng hảo tâm, giàu lòng trắc ẩn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày