Ban hành quy chuẩn cho tranh truyền thống Phật giáo

GNO - Tây Tạng đang thực hiện các tiêu chuẩn cho tranh Thangka - một phong cách tranh cuộn truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, chính quyền địa phương cho biết hôm 23-12-2016.

avch1111.jpg


Chiêm ngưỡng Thangka

Wangchen, giám đốc học viện về tiêu chuẩn thuộc văn phòng khu vực về chất lượng và giám sát kỹ thuật, cho biết rằng các tiêu chuẩn sẽ xác định Thangka từ các khía cạnh của vải, bột màu, kỹ năng vẽ tranh…

Các tiêu chuẩn này sẽ được ban hành vào năm 2017 - bao gồm các nguyên tắc đánh giá cho sản phẩm Thangka, theo Wangchen.

Các tiêu chuẩn này sẽ cải thiện chất lượng tác phẩm và bảo vệ họa sĩ theo nghề truyền thống.

Thangka là một hình thức tranh lụa có từ thời Vương quốc Thổ Phiên của Tây Tạng (khoảng 629-840). Thangka luôn được vẽ với khoáng sản và các chất màu hữu cơ có nguồn gốc từ vật liệu như san hô, mã não, ngọc bích, ngọc trai và vàng; màu sắc trên những bức tranh có thể tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Thangka, tranh tường, hàng thủ công chắp vá và tác phẩm điêu khắc đã được liệt kê vào Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại bởi UNESCO vào năm 2009.

Như một hình thức nghệ thuật Phật giáo, tranh Thangka thường được treo trên các bức tường trong những ngôi nhà của gia đình Tây Tạng để thờ phượng. Hơn nữa, các tác phẩm này là những món quà lưu niệm lý tưởng cho khách du lịch ở Tây Tạng hay các khu vực khác có người Tây Tạng sinh sống.

Trong những năm gần đây, thị trường Thangka đã được phát triển mạnh. Hơn 3.000 người tham gia vào ngành công nghiệp này ở Tây Tạng.

"Vì Thangka ngày càng trở nên phổ biến, chúng ta nên chuẩn hóa sản xuất và tiếp thị Thangka để phát triển nghệ thuật đặc sắc này", Nyima Tsering, một quan chức thuộc bộ phận văn hóa khu vực cho biết.

Văn Công Hưng
(theo Tân Hoa)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh họa

Không muốn đi chùa vì nghe nhiều điều xấu về tu sĩ

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày