Ban Tôn giáo TP.HCM hướng dẫn thực hiện các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở

Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM - Ảnh: Bảo Toàn
Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM - Ảnh: Bảo Toàn
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Hôm nay, 5-10, ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM ký ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 18 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM về hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở.

Theo đó, hiện nay diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố nói riêng, cả nước nói chung vẫn phức tạp, khó lường. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố; Ban Tôn giáo Thành phố đề nghị các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên địa bàn Thành phố:

1. Hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ trong phạm vi quản lý thực hiện các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở với số lượng tập trung không quá 60 người và phải đáp ứng điều kiện có ít nhất 90% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc-xin (thẻ xanh, tiêm đủ 2 mũi vắc-xin) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

Chức sắc, chức việc là lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, người đại diện điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về số lượng, điều kiện của người tham dự lễ nêu trên.

2. Tại các buổi lễ, chức sắc, chức việc, tín đồ chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân Thành phố như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách, thực hiện các biện pháp khử khuẩn cơ sở tôn giáo bảo đảm thông thoáng, vệ sinh.

3. Quan tâm nhắc nhở, chức sắc, chức việc, tín đồ kịp thời phát hiện, thông báo đến chính quyền, cơ quan y tế về các trường hợp có nguy cơ lây bệnh, để thực hiện các biện pháp khoanh vùng, cách ly địa bàn có dịch, điều trị người mắc bệnh, chấp hành hướng dẫn xét nghiệm, tiêm vắc-xin... của cơ quan có thẩm quyền.

4. Đề nghị người đại diện các nhóm người nước ngoài đã được Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép sinh hoạt tôn giáo tập trung chủ động hướng dẫn tín đồ thực hiện các chương trình sinh hoạt tôn giáo được chấp thuận tuân thủ quy định về số lượng, điều kiện của người tham dự lễ nêu tại điểm 1 của văn bản này. Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, thực hiện các biện pháp khử khuẩn cơ sở tôn giáo bảo đảm thông thoáng, vệ sinh. Trường hợp có người từ vùng có dịch trở về Việt Nam trong thời gian này thì phải thực hiện việc khai báo, thăm khám bệnh, cách ly theo quy định của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố.

5. Phát huy vai trò của các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tổ chức tôn giáo như: phòng khám, phòng Y tế, phòng thuốc Nam, Tuệ Tĩnh đường... phối hợp với chính quyền, cơ sở y tế tại địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Huy động các nguồn lực của tổ chức tôn giáo chung tay cùng toàn xã hội phòng, chống dịch hiệu quả.

Ban Tôn giáo Thành phố cũng đề nghị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện.

Văn bản của Ban Tôn giáo TP.HCM

Văn bản của Ban Tôn giáo TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

NSGN - Vào giai đoạn nguyên thủy của nền văn minh nhân loại, nhiều biểu tượng cũng như các hình thức nhân hóa đã được sử dụng để thể hiện cảm xúc của con người, cảm xúc tâm linh, ví dụ như rắn và mẫu thần liên quan đến nghi lễ sinh sản hoặc nông nghiệp, một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nền văn hóa.
Lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Ánh sáng từ bi và trí tuệ qua ý nghĩa Vesak

GNO - Sự đản sinh của Đức Phật mang theo thông điệp về lòng từ bi, là lời kêu gọi nhân loại hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, gieo trồng những hạt giống lành và lan tỏa tình thương đến muôn loài. Đức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là biểu tượng của sự giác ngộ, ánh sáng từ bi và trí tuệ.
Xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức đã được cung thỉnh an vị tại tháp Đa Bảo - công trình kỷ niệm Pháp nạn 1963 trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), vào sáng 11-5 (14-4-Ất Tỵ)

Quả tim Đa Bảo

GNO - Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ "Quả tim Đa Bảo" do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN viết nhân Lễ cung thỉnh, chiêm bái và tôn trí xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức vào tháp Đa Bảo, Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày