Ban Trị sự Phật giáo huyện Củ Chi tập huấn hành chánh điện tử

Thượng tọa Thích An Thường, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi phát biểu tại buổi tập huấn
Thượng tọa Thích An Thường, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi phát biểu tại buổi tập huấn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 21-4, tại chùa Pháp Thành (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi tổ chức buổi tập huấn về văn phòng hành chánh điện tử đến Tăng Ni trụ trì các tự viện trên địa bàn huyện.

Thượng tọa Thích An Thường, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi phát biểu mở đầu buổi tập huấn.

Theo đó, Thượng tọa cho biết chủ trương của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, trong thời gian sắp tới, tất cả thủ tục hồ sơ liên quan đến hành chánh Giáo hội phải thực hiện trên văn bản truyền thống và văn bản điện tử, để các thủ tục giấy tờ được tinh gọn. Do vậy, Ban Trị sự huyện tổ chức tập huấn cho Tăng Ni các tự viện trên địa bàn nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Phật giáo Thành phố cũng như tiện lợi cho Tăng Ni.

Chư tôn đức trụ trì các tự viện tham dự

Chư tôn đức trụ trì các tự viện tham dự

Thượng tọa Thích Tịnh Tâm, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi hướng dẫn quy trình tạo tài khoản tại Cổng hành chính điện tử Phật giáo TP.HCM tại http://hcdt.pgtphcm.vn/, về cách đăng nhập, đăng ký, kê khai trực tuyến, hướng dẫn thủ tục trực tuyến, các biểu mẫu, tra cứu hồ sơ...

Quy trình xử lý văn bản hành chánh điện tử được thực hiện từ mỗi tài khoản của cá nhân Tăng Ni, sau khi Tăng Ni hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu, toàn bộ hồ sơ đó phải đưa lên hệ thống hành chánh điện tử Phật giáo Thành phố kèm theo hồ sơ giấy đã hoàn thiện, để Ban Trị sự huyện và Phật giáo Thành phố duyệt và đối chứng.

Được biết, cổng hành chánh điện tử của Phật giáo TP.HCM đã được mở, từ đây Phật giáo các quận huyện đều duyệt hồ sơ từ cổng hành chánh điện tử này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày