Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tưởng niệm, cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ

Tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu các anh linh anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự độc lập, thống nhất Tổ quốc qua hai thời kỳ kháng chiến.

Đến chứng minh và tham dự có TT.Thích Thiện Thống – UV Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng II TWGH; TT.Thích Huệ Thành – UV HĐTS, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chư tôn giáo phẩm Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long; chư tôn đức Tăng Ni Ban Trị sự Phật giáo trong tỉnh, Ban Đại diện Phật giáo huyện, thành phố thuộc tỉnh, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện trong ngoài tỉnh và hàng ngàn Phật tử tham dự.

Buổi lễ hân hạnh đón tiếp ông Trịnh Minh Thành – Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Cà Mau; quý vị đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các sở ban ngành tỉnh Cà Mau, các huyện, TP.Cà Mau; các Bà mẹ VNAH; các bậc lão thành cách mạng, quý vị cựu chiến binh, thân nhân gia đình các anh hùng liệt sĩ, quý vị chức sắc, chức việc tôn giáo bạn trong tỉnh.

TT.Thích Huệ Thành phát biểu nêu lên tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân tỉnh Cà Mau trước năm 1975 trong công cuộc thống nhất đất nước. Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai và nhiều liệt sĩ đã vinh danh tên mình vào lịch sử giữ nước của dân tộc, như Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển v.v… Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng và nhân dân đã nằm xuống cho Tổ quốc độc lập, đất nước thống nhất.

Ông Trịnh Minh Thành phát biểu đánh giá cao việc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ. Nghĩa cử cao đẹp này đã nói lên truyền thống gắn bó với dân tộc của Phật giáo Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Theo ông, nhiều giá trị đạo đức, văn hóa của đạo Phật rât gần gũi với đạo đức, văn hóa của dân tộc như tinh thần nhớ ơn, biết ơn của đạo Phật và tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc đều mang giá trị nhân văn sâu sắc.

TT.Thích Thiện Thống thay mặt Trung ương Giáo hội cũng đã phát biểu nêu cao tinh thần yêu nước của nhân dân CàMau nói chung, trong đó có Tăng Ni, Phật tử. Những người con Phật hôm nay kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ, những người yêu nước đã vĩnh viễn nằm xuống cho Tổ quốc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Nguyện cầu anh linh các anh hùng liệt sĩ, những người yêu nước nương nhờ công đức lành này và sức chú nguyện của chư Tăng Ni mà được an vui, tự tại trong pháp giới vô biên; ngưỡng nguyện hồng ân Tam bảo hộ trì cho các Bà mẹ VNAH, gia đình, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, quý vị lão thành cách mạng được an lạc, hạnh phúc và nhiều sức khỏe.

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng Ni, quý quan khách và hàng ngàn Phật tử đồng dâng hương tưởng niệm, đốt nến tại hàng ngàn ngôi mộ các anh hùng liệt sĩ an táng tại nghĩa trang.

Lễ triệu linh từ đài tưởng niệm 10 liệt sĩ khởi nghĩa tại Hòn Khoai

Quang cảnh Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau 

Chư tôn giáo phẩm Tăng Ni, quý quan khách, Phật tử tham dự Đại lễ

TT.Thích Huệ Thành phát biểu khai mạc

Các đoàn dâng vòng hoa tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ

TT.Thạch Hà đọc lời tưởng niệm của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau

Ông Trịnh Minh Thành phát biểu

TT.Thích Thiện Thống phát biểu

Chư tôn đức Tăng Ni, quý quan khách, Phật tử dâng hương tưởng niệm

Chư tôn đức Tăng Ni, quý quan khách, Phật tử đốt nến tại các mộ liệt sĩ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày