Bao che & dung túng

Khó mà hướng dẫn ai sống thật khi mình đã sống không thật - Ảnh minh họa
Khó mà hướng dẫn ai sống thật khi mình đã sống không thật - Ảnh minh họa

GN - Kinh Phạm võng có dạy: “Chớ xem thường lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dầu nhỏ mà lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục”.

Bao che hiểu theo nghĩa thông thường là bao bọc, che chở. Đã có ý bao che một đối tượng nào thì suy nghĩ và hành động của mình thường hay nghiêng về đối tượng ấy.

Đời có những lẽ phải cần bảo vệ, tranh đấu, dành quyền ưu tiên cho nó. Nhưng không phải muốn bao che thì được, sẽ có bên trọng bên khinh. Mà đã bên trọng bên khinh là có cái được cái mất, cái sống cái chết, cái hỷ lạc, cái bi ai. Và, bao che vì cái đúng cũng không phải là tuyệt đúng như đứa con bênh vực những lỗi lầm của cha mẹ hay ngược lại.

Hiểu theo nghĩa tiêu cực, bao che dưới mọi hình thức, từ ngôn ngữ đến hành động, hầu tạo vây cánh, tự tư tự lợi, tâm chánh xa lìa, chẳng biết đúng sai, là “nối giáo cho giặc”, nhường lối cho vô minh ác thế. Nếu không có chánh niệm, biết tàm quý, để tâm sở bất thiện phát khởi và dẫn dắt thì khó mà tránh khỏi tự đánh mất mình.

Được bao che sẽ có nhiều lợi lộc, và kẻ bao che đang tạo nghiệp lực khổ ách tai ương vay trả - trả vay. Thái độ bao che lắm lúc cũng được thể hiện dưới động thái im lặng, bởi “im lặng là vàng”. Thấy sai không chịu nói ra để mà sửa, để mà cùng nhau vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống. Với cái lẽ thường, thôi ta hưởng phúc đôi bên mà tự biện hộ đó là cách sống “trung dung” chẳng mất lòng ai, chẳng nghĩ ngợi nhiều, thậm chí “ngư ông đắc lợi”! Người bao che cũng tốt, người được bao che cũng tốt. Tất cả cũng vì giải đãi buông thả chính mình.

Trong cái vòng kim cô đối đãi của đón nhận và khước từ cả sự cho và sự nhận cũng có nhiều nhập nhằng mà vận dụng chánh kiến đến đau đầu. “Bỏ thì thương, vương thì tội”, thôi thì có lợi đôi bên, xét sâu xa thì mình chẳng mất gì; thế nên bỏ qua tội lỗi người mà chẳng một lời khuyên bảo đôi khi lại là một thái độ rộng lượng, khoan hòa!

Trong văn học Phật giáo có chuyện kể về một bầy khỉ bị một đám thợ săn xua đuổi ra khỏi cây xoài mà chúng dùng làm nơi cư ngụ. Con khỉ chúa bằng lòng hy sinh thân mạng để cứu lấy bầy khỉ. Người trưởng đám thợ săn hỏi khỉ chúa: ‘Ngươi là chúa của bầy khỉ tại sao lại cam chịu mất mạng như thế?’. Khỉ chúa đáp: ‘Tôi chịu chết chính vì tôi là chúa của bầy khỉ!’.

Chúng ta đang sống một đời sống của cho đi hay chỉ nhận lãnh? Người được hưởng đầu tiên khi thực hiện thí xả chính là người cho. Những gì cho và nhận kia tùy thuộc vào cách nghĩ của người đó. Tuy nhiên khờ khạo cho đi tất cả những gì đang có để làm thỏa mãn ước ao và đòi hỏi của người khác cũng không phải là chuyện tốt.

Tôi chỉ là một Phật tử, về sự thực hành quy củ, giáo điều phòng phi chỉ ác trong giới luật không quá ràng buộc hay khắt khe với bản thân nhưng đã chọn hạnh sống theo hướng tay chỉ của Đức Thế Tôn, ít ra cũng nhận biết ý nghĩa ngũ giới, thập thiện quan trọng biết chừng nào để hoàn thiện hơn cho bản thân mình, sống tốt hơn cho cộng đồng.

Ngẫm nghĩ, có cây nào không ngã đổ sau động đất lũ tràn, có đá nào không mòn khi nước mãi bào qua? Vật nào bất biến ngoài tánh Phật trong mỗi con người? Vấn đề là tìm thấy. Tôi quỳ lạy Bồ-tát Quán Thế Âm trong tôi chứ không phải ở người, sao cứ tin lời giúp ác kẻ khác mà bảo thiện chính mình? Tôi thể hiện từ bi sao cứ bảo phóng sanh chim cá để người xúi mãi bắt cá chim? Tôi một lòng kính Phật sao cứ phóng tiền hàng mã thay vì mua gạo phát chẩn người khốn khổ bần hàn? Buồn cười cho chính tôi khi bắt bóng chính mình dung túng cái mập mờ vô lý mà ai kia đã đặt bày! Vấn đề đặt ra ở đây không ở chỗ giới luật mà là đạo đức, là hành vi, thái độ sống.

Phật nói: “Tri hành hợp nhất”, có thực hiện được cũng nhờ vào “chánh kiến”, tự thân tỉnh thức hội lĩnh mà tu tập, chỉ cần một niệm sai lệch chấp chặt, nghĩ suy nóng vội là sẽ lăn trôi vào nhân quả chứ đừng nói đến chuyện tiệm tu đốn ngộ!

Trong kinh Di giáo, Đức Phật dạy: “Ngay thẳng tâm mình, lấy đức tính chất trực làm căn bản”. Mỗi bước đi cũng phải nhìn dưới chân mình coi chừng đá bén gai nhọn mà tránh giẫm nhầm. Trong cuộc sống đầy dẫy “tri kiến”, đầy dẫy hình tướng (đã có hình tướng thì có phân biệt) nên cần sống tỉnh thức, nhận cho ra mình mà tự đốn ngộ cái tánh thật của mình để liệu mà “tùy duyên hóa độ”.

Khó mà hướng dẫn ai sống thật khi mình đã sống không thật. Người đến với ta với tâm lợi dụng, không thật thì người ấy cũng hành xử với những kẻ khác cũng vậy thôi! Làm sao có những cách cho đi tất cả những gì đang có sáng suốt hơn và biết chấp nhận những phiền não do người oán trả vì mong cầu chẳng được kia đem đến cho mình? Thế nên mới tu, mới sửa, biết thế nào là tạo nghiệp lành, biết lựa chọn, biết nghi ngờ trong phân biệt đúng sai thiện ác kèm theo đó là luật nhân quả bù trừ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày