Báo Giác Ngộ số 1278: Vong linh khác linh hồn ở điểm nào?

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Kinh sách Phật giáo đều nói con người không có linh hồn, chính nghiệp dẫn dắt đi tái sinh trong luân hồi. Vậy tổ tiên ông bà đã mất là linh hồn, là vong linh hay là gì? Vong linh khác linh hồn ở điểm nào? Phật giáo chủ trương cầu siêu cho người thân đã mất được siêu thoát, vậy siêu thoát rồi sẽ đi về đâu?

Những thắc mắc trên của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn giải đáp trên Báo Giác Ngộ số 1278, ra ngày 15-11-2024.

Bìa Báo Giác Ngộ số 1278 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn
Bìa Báo Giác Ngộ số 1278 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Bên cạnh đó, Báo Giác Ngộ số 1278 còn có những nội dung sau:

- Chúng ta thường nói Đức Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta-bà. Ta-bà này ở đâu, nó rộng thế nào và Ta-bà có phải là trái đất này không? Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung này qua bài giảng "Thế giới Ta-bà" của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đăng trên mục Phật học.

Lạy Phật, lễ bái các Đức Phật và Bồ-tát là pháp hành phổ biến của hàng Phật tử. Dù xuất gia hay tại gia, kể cả những người có cảm tình với Đức Phật mỗi khi vào chùa tháp đều kính cẩn, chí thành lễ bái. Hầu hết mọi người Phật tử đều tin lạy Phật và Bồ-tát thì có công đức. Nhưng "Công đức lạy Phật" cụ thể là gì? Bài viết của tác giả Nhiên Đạo sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.

- Chuyên mục Từ những trang kinh: "Những dấu hiệu để nhận biết bậc Thánh tăng", tác giả Quảng Tánh.

- Chỉ khi nhìn thấy vẻ đẹp trên con đường mình đang đi, bạn mới có thể chạm đến sự an ổn trong tâm trí. Đa số chúng ta ít tập trung hành trình của mình, mà lại để tâm chạy lông bông qua những nẻo quanh co, hoặc con đường của người khác. Báo Giác Ngộ giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Chúng ta trên hành trình khất thực" (Xuân Phượng) đăng trên mục Văn hóa.

- Chuyên mục Bạn trẻ: "Trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm cho người trầm cảm" là dự án do Viện Nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục - Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với một số chùa trên địa bàn Hà Nội thực hiện. Mời bạn đọc cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Đại đức Thích Quảng Ngộ, Thạc sĩ Tâm lý học (chuyên viên Tâm lý) - người điều hành dự án này với Báo Giác Ngộ, do Lưu Đình Long thực hiện.

- Các chuyên mục khác: "Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo châu Á đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ" (Phổ Tịnh tổng hợp), "Nắng sẽ về trên môi em thơ" (Truyện ngắn Lê Công Phượng), Thơ Trần Thành Nghĩa, Huỳnh Gia...

Độc giả có thể đặt Báo Giác Ngộ TẠI ĐÂY.

Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình
Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày