Báo Giác Ngộ số 622 ra ngày mai, thứ Năm 29-12

GNO - Kỷ niệm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên (1-1-1976 – 1-1-2012), nhiều nội dung trong số này đã nhấn mạnh những giai đoạn phát triển của Báo Giác Ngộ trong 36 năm qua.  

Trên trang 3, HT.Thích Giác Toàn, Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ đã có bài viết ghi lại những chặng đường phát triển của Báo Giác Ngộ, những công việc mà báo đang làm và sẽ hướng đến nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đồng thời tri ân chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, độc giả, Cộng tác viên, thông tín viên, đại lý phát hành… đã đồng hành cùng Báo Giác Ngộ để truyền thông công tác Phật sự của Giáo hội, phổ biến lời Phật dạy, phản ánh đời sống Tăng Ni… qua bài viết Giác Ngộ tuổi trưởng thành.

bia1GN_622.jpg

Bìa GN số 622 - Họa sĩ Nhuận Thường thiết kế

Từ những ngày đầu đến với báo của một người yêu thích tờ báo Phật giáo cho đến khi làm công tác tòa soạn là những kỷ niệm gắn bó và đồng hành với nhiều người của tác giả. Ở đó một tập thể nhiều người, chư tôn đức lãnh đạo Báo Giác Ngộ, phóng viên, CTV, thông tín viên cho đến những người thầm lặng sau mặt báo. Bài viết Chúng tôi - những người làm báo Giác Ngộ: Trái tim cùng nhịp đập của TT.Thích Thiện Bảo, Phó Tổng Biên tập đã ghi lại những câu chuyện khó quên…

Ngoài ra, HT.Thích Nh ật Quang, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS THPG TP.HCM đã đóng góp nhiều ý kiến có tính định hướng cho Báo Giác Ngộ qua bài viết Giác Ngộ, những điều cần làm ngay. Chia sẻ niềm vui cùng Báo Giác Ngộ 36 tuổi và đóng góp nhiều ý kiến chân tình, thiết thực, ông Mã Diệu Cương, Chủ tịch Hội Nhà báo TP chia sẻ: “Tin tưởng Báo Giác Ngộ tiếp tục phát triển về chất và lượng” và ông Trần Trung Tính, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP đóng góp: “Thông tin cần hướng về những chuẩn mực và giá trị cuộc sống”.

Trên số này, báo Giác Ngộ tiếp tục lắng nghe những tình cảm, những trăn trở, kỳ vọng, đóng góp của chư tôn đức các BĐD PG 24 quận huyện qua những câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng chân tình được ghi lại nhân chuyến thăm của Ban Biên tập tới 24 quận huyện qua bài Giác Ngộ lắng nghe…

Báo Giác Ngộ đứng vững trong lòng bạn đọc cho đến hôm nay là nhờ vào tình cảm yêu mến của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử suốt 36 năm qua. Trong đó, có nhiều độc giả chân thành đã và đang đồng hành cùng Báo Giác Ngộ từ số đầu tiên. Cùng gắn bó từ những ngày đầu tiên nên bây giờ họ cũng đã tuổi cao nhưng vẫn một mực yêu mến Giác Ngộ. Phóng viên đã ghi lại những tình cảm của những độc giả này qua bài Niềm thương, niềm tin và những ân tình không tắt.

Tình cảm dành cho báo thì thật nhiều, ở đó có nhiều tình cảm dành cho đại lão cư sĩ Tống Hồ Cầm, một Phó Tổng Biên tập gắn bó từ ngày đầu tiên cho đến hôm nay và tình cảm yêu mến Báo Giác Ngộ của lớp trẻ hôm nay. Các ghi nhận, tự bạch của phóng viên, cộng tác viên khá xúc động trên trang Bạn đọc-Giác Ngộ.

Là nhịp cầu của bạn đọc với những thân phận kém may mắn trên mặt báo, Ban TTXH Báo Giác Ngộ đã làm tốt cầu nối nhân đạo này. Từ bàn tiếp nhận từ thiện, những câu chuyện nho nhỏ của những bạn đọc hảo tâm đã nhiều năm đồng hành, tiếp sức đã tạo nên niềm tin yêu, vui sống và nhờ sự hỗ trợ kịp thời của bạn đọc, họ đã vượt qua hoàn cảnh với lòng biết ơn và cảm kích.

Ngoài ra trên số báo kỷ niệm này có nhiều bài viết hay như Để học tập và tu niệm đều tốt trên trang Tư vấn, Ý nghĩa Đức Phật thành đạo, bài Tu là phương pháp suy tư và hành động hợp lý trên trang Phật học. Phật giáo quận 10 - sức bật từ những dấu son lịch sử và bài phỏng vấn HT.Thích Minh Hiền, Chánh ĐD PG Q.3 nhân Đại hội PG quận sắp tới. 

Bên cạnh đó là nhiều tin tức nóng hổi về Hội nghị kỳ 5 khóa VI, tặng Huân chương Hồ Chí Minh đến nhị vị Trưởng lão Hòa thượng lãnh đạo GHPGVN... trên trang Thời sự, những thắc mắc được chia sẻ trên trang Sống đạo

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày