Báo hiếu theo Kinh Vu Lan

Báo hiếu theo Kinh Vu Lan
Mùa Vu lan về gợi nhắc chúng ta nhớ đến ông bà tổ tiên, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đang hiện hữu hoặc không còn hiện hữu trên cuộc đời này. Thật vậy, dân tộc chúng ta có truyền thống cao đep là kính trọng ông bà cha mẹ đang hiện hữu và cả ông bà cha mẹ đã qua đời.

Đối với cha mẹ còn hiện tiền, con cháu phải chăm sóc, phụng dưỡng; không làm tròn việc này là phạm tội bất hiếu. Với người thân đã khuất bóng, phải thờ cúng, làm việc thiện, hoặc giữ trai giới để cầu nguyện cho vong linh được sinh về thế giới an lành.
 Trong Phật giáo, hiếu hạnh được quan tâm đặc biệt. Đức Phật dạy rằng không có tội nào lớn hơn tội bất hiếu và không có phước nào lớn hơn là làm tròn hiếu hạnh. Với truyền thống báo hiếu, nhân dân ta cảm nhận sâu sắc hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên đã cứu mẹ thoát khỏi cảnh giới ngạ quỷ được ghi trong kinh Vu Lan Bồn. Vì thế mà kinh Vu Lan được nhiều người đọc tụng, nhất là trong mùa Vu lan.
Theo kinh Vu Lan, Đức Phật dạy rằng phải nhờ định lực của chư Tăng thanh tịnh mới cứu được vong hồn của cha mẹ tội lỗi đang bị đọa ở chốn đau khổ nhất, là địa ngục và việc cầu siêu nên tổ chức trong mùa an cư của chư Tăng, đó cũng là mùa Vu lan. Vì trong mùa này, chư Tăng cấm túc an cư, trì giới thanh tịnh, đức hạnh cao dày, tạo thành đạo lực mạnh có khả năng cảm hóa được vong hồn đau khổ, bơ vơ ở cõi âm.
“… Hoặc người thọ hạ kinh hành, chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng, hoặc người đặng lục thông tấn phát và những hàng Duyên giác, Thanh văn, hoặc chư Bồ tát mười phương, hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh, đều trì giới rất thanh rất tịnh, đạo đức dày chánh định chơn tâm…”.
Đó là mẫu người tu chân chính mà Đức Phật nói với Mục Kiền Liên, hay chỉ cho chúng ta nương nhờ, cúng dường, để họ cầu nguyện mới cứu thoát được vong linh khỏi chốn u đồ và phải đúng mùa an cư, hay mùa Vu lan, chư Tăng tập trung nỗ lực tu hành thanh tịnh mới có định lực siêu độ vong linh.

Đặc biệt là đất nước chúng ta phải trải qua hai cuộc chiến tranh quá khốc liệt trong thời cận đại, khiến chúng ta vẫn luôn hướng tâm thương nhớ, kính quý những vong hồn của các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong chiến tranh vì độc lập Tổ quốc, hoặc chúng ta cũng trang trải tình thương đến những người phải chết vì thiên tai, vì dịch bệnh… Vì vậy, chúng ta thường lập đàn cúng chẩn tế cô hồn từ ngày 15 đến 30-7, nhờ lực gia trì của chư Tăng thanh tịnh để giải trừ oan khiên cho các vong hồn hết sầu khổ, được an vui, được no ấm và đươc tái sinh vào cảnh giới an lành.
Trong mùa Vu lan, thực hiện sự báo hiếu theo lời Phật dạy, chúng ta cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ đã khuất bóng hay cha mẹ hiện tiền, cũng cầu siêu cho tất cả các chiến sĩ trận vong và oan hồn uổng tử.
Song song với việc nhớ nghĩ đến người đã quá vãng, chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn đối với những thương binh đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước, cũng như giúp đỡ những đồng bào còn nhiêu khó khăn trong cuộc sống trên mọi miền đất nước.
Thực hiện được như vậy, chúng ta đã thể hiện được mẫu người đệ tử Phật hiện hữu trên cuộc đời vì lợi ích, vì an lạc cho nhiều người.  

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phật tử tham gia Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 tại Việt Nam Quốc Tự

Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM vận động Phật tử tích cực chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

GNO - Hòa thượng Thích Chơn Không, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN TP.HCM có văn bản gởi đến chư tôn đức trụ trì các tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; Ban Điều hành các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường tại các tự viện, Ban Huynh trưởng các đơn vị Gia đình Phật tử TP.HCM.
Chùa trên đảo Song Tử Tây - Ảnh: Báo Nghệ An

Chuông chiều trên biển Trường Sa

GNO - Có một bức ảnh luôn thu hút mọi người vào những dịp triển lãm, bức ảnh tôi chụp đâu năm mới 2019, sư trụ trì chùa Trường Sa rạng rỡ, ân cần mừng tuổi em nhỏ đang được ẵm bồng trong vòng tay mẹ.

Thông tin hàng ngày