Bảo tàng Cung điện trưng bày các di tích Phật giáo Tây Tạng

Ảnh  Minh họa
Ảnh Minh họa
(Trung Quốc):  Zhongzheng Hall (Trung Chính), khu vực  giao lưu giữa các nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng và Hán 500 năm về trước, một lần nữa  đã mở cuộc trưng bày về các di tích cổ xưa của Tây Tạng.

(Trung Quốc):  Zhongzheng Hall (Trung Chính), khu vực  giao lưu giữa các nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng và Hán 500 năm về trước, một lần nữa  đã mở cuộc trưng bày về các di tích cổ xưa của Tây Tạng.

Phòng trưng bày nằm nép mình trong Bảo tàng Cung điện,  nổi bật với hơn 60 tác phẩm cổ của Phật giáo Tây Tạng, trong đó có 32 bức phướn thêu và 34 tác phẩm điêu khắc Phật giáo vốn thuộc sở hữu của  hoàng gia sống trong khu Tử Cấm Thành.

"Tây Tạng có một lịch sử qua lại lâu dài  với hoàng gia và các nhóm dân tộc Hán," ông Zheng Xinmiao, người đứng đầu của Bảo tàng Cung điện cho hay.

Buổi triển lãm được khai mạc nhân sự kiện thành lập Trung tâm Nghiên cứu Di tích văn hóa Phật giáo Tây Tạng  cuối thứ Sáu vừa qua.

Các trung tâm nghiên cứu nằm ở Zhongzheng Hall, nơi chứng kiến sự  giao lưu giữa các nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng và văn hóa của dân tộc Hán trong thời nhà Minh (1368-1644).

"Tôi sẽ đến và chiêm ngưỡng các tác phẩm  trên màn hình, chắc chắn như vậy" Ciwang Bianjue, 23 tuổi, một sinh viên đến từ các khu tự trị Tây Tạng, đã nói với  phóng viên China Daily  ngày hôm qua.

Sinh viên này  cho rằng văn hóa Tây Tạng là độc nhất vô nhị, đặc biệt là nền văn hóa Phật giáo, bởi  nó đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của đất nước anh.

Ông Zheng cho biết hàng ngàn món đồ cổ Tây Tạng đã được lưu giữ nguyên vẹn qua các thế hệ, trong đó có những bức tượng Phật, các loại pháp khí và kinh sách.

"Bảo tàng Cung điện có một lợi thế trong việc thiết lập một trung tâm nghiên cứu bởi hiện đang  nó lưu giữ hàng chục ngàn di tích của  Tây Tạng," ông Lian Xiangmin, Phó giám đốc của cơ quan quản lý nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc về Tây Tạng học cho biết.  
Trung tâm sẽ thúc đẩy sự mở rộng của nền văn hóa Tây Tạng ra trong và ngoài nước, ông nói.
Một người dân 26 tuổi, trú tại huyện Triều Dương, Bắc Kinh nói rằng văn hóa Tây Tạng luôn là một bí ẩn với anh ta, cũng như nhiều người dân Trung Quốc khác. Nhưng giờ đây  anh đã có thể tìm hiểu về nó khi đến thăm Tử Cấm Thành.                                         

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Bí mật của tấm gương biết nói

GNO - Khu chợ đồ cũ gần nhà Kai, lúc nào cũng tấp nập như một mê cung chứa đựng những câu chuyện xưa cũ. Nơi đây có những chiếc đèn dầu hoen gỉ nằm im lìm cạnh những con búp bê sứ sứt môi buồn bã, và những chồng sách cũ kỹ tỏa ra mùi giấy mốc đặc trưng như một lời thì thầm của thời gian…
Hành giả an cư bên Hòa thượng Thích Thiện Nghĩa, Hóa chủ trường hạ chùa Tuyền Lâm (TP.HCM)

Mùa an cư với những tu sĩ trẻ

GNO - Trong bối cảnh xã hội hiện đại không ngừng biến động, nơi con người dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi và những xáo trộn nội tâm, an cư kiết hạ không chỉ là truyền thống mà còn là liều thuốc tinh thần quý báu cho chư Tăng Ni, đặc biệt là thế hệ tu sĩ trẻ. 

Thông tin hàng ngày