Bệnh “âm” có thật không?

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tôi là người có niềm tin sâu sắc vào Phật pháp. Thời gian gần đây tôi mắc một căn bệnh, tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất khó chữa. Trong cơn khốn đốn, tôi đã đi xem bói thì được thầy bói cho biết rằng bệnh của tôi một phần do “dương” và một phần do “âm”. Rằng tôi có căn quả nhưng vì không biết thờ phụng nên bị quấy nhiễu như vậy. Tôi đang phân vân không biết chuyện này có thật không? Nếu thật, có cách nào để hóa giải bệnh nghiệp này không?

(NGUYỄN TÙNG, hprocket1992...@gmail.com)

Bạn Nguyễn Tùng thân mến!

Là một Phật tử tin hiểu Chánh pháp thì cần xác định rằng, những bệnh tật của mình trong hiện tại là kết quả của nghiệp nhân gây nên bệnh trong quá khứ (xa và gần). Và dĩ nhiên, muốn hết bệnh thì phải chuyển hóa nghiệp.

Để chuyển hóa bệnh nghiệp, trước hết nên đi đến các bệnh viện chuyên khoa để khám chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Kế đến, cần tham vấn các nhà chuyên môn để biết những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ hiện thực đời sống của mình như ăn, ở, công việc, sinh hoạt, vui buồn v.v… nhằm tự điều chỉnh và khắc phục. Ví dụ như hàng ngày uống ít nước quá thì uống thêm, uống nhiều rượu quá thì bớt lại, ăn mặn quá thì lạt bớt, nhiều đường quá thì giảm bớt, thức khuya quá thì nên ngủ sớm hơn v.v…

Đã bệnh thì nên tìm đến bác sĩ, Tây y không bớt thì chuyển sang Đông y, kết hợp với ý thức tự điều chỉnh lối sống có lợi cho sức khỏe thì may ra mới bớt bệnh. Trong trường hợp đã cố gắng chạy chữa bằng nhiều cách nhưng bệnh ít thuyên giảm, người Phật tử nên phát nguyện lễ Phật sám hối nghiệp chướng tiền khiên. Nghiệp nhân chủ yếu ở những đời trước khiến đời này chịu nhiều tật bệnh nan y khó chữa là sát hại chúng sanh, không lo phóng sanh cứu mạng. Do đó, song hành với sám hối nghiệp chướng thì phóng sanh và làm phước là những thiện nghiệp nên làm.

Người Phật tử khi bị bệnh tuyệt không nên tìm đến thầy bói vì thầy bói mà khám bệnh thì chắc chắn chỉ chẩn đoán ra một loại bệnh “âm” mà thôi. Hiện trong dân gian vẫn còn một số người tin theo bệnh “âm” vì nhiều lý do khác nhau. Nói chung bệnh “âm” chỉ tồn tại với những ai tin nó theo lời thầy bói. Theo Phật giáo, tin vào bất cứ thứ gì mà ta không hiểu, không có căn cứ, mù mờ về nó mà vẫn tin đó là mê tín. Do vậy, không nên tin theo việc thờ cúng thần linh nhằm chữa bệnh để khỏi “tiền mất, tật mang”.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Báo Giác Ngộ số 1307: Dzong, kiến trúc đặc thù của Phật giáo Bhutan

Báo Giác Ngộ số 1307: Dzong, kiến trúc đặc thù của Phật giáo Bhutan

GNO - Dzong là một ngôi chùa lớn (đại già-lam) gồm các chức năng tôn giáo và hành chính. Tính kiên cố của một lâu đài và vẻ thanh thoát của những bức tường dốc hài hòa với thiên nhiên kết hợp với phần mộc tinh xảo đã khiến Dzong trở thành một trong những loại hình kiến trúc ấn tượng khó quên. 
Nắng trong vườn

Nắng trong vườn

GNO - Đem con từ phố về lại nơi chôn nhau cắt rốn. Con học ở ngôi trường cấp 2 cách nhà khá xa, tôi thu xếp công việc đưa đón mỗi ngày. 
An cư - đôi điều suy nghĩ

An cư - đôi điều suy nghĩ

GNO - An cư là cấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ. Chế độ sinh hoạt tu tập này không phải chỉ có trong Phật giáo.

Thông tin hàng ngày