Bình Định: Khai mạc Đại giới đàn Trí Độ

Khai mạc Đại giới đàn Trí Độ do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định tổ chức
Khai mạc Đại giới đàn Trí Độ do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định tổ chức
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 12-5 (23-3-Quý Mão), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định trang nghiêm tổ chức lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Độ Phật lịch 2567 tại chùa Tỉnh Hội (141 Trần Cao Vân, P.Trần Hưng Đạo, TP.Quy Nhơn).
Chư tôn đức chứng minh, chư giới sư Tăng

Chư tôn đức chứng minh, chư giới sư Tăng

Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Giác Trí, Hòa thương Thích Liễu Giải, đồng Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định; Hòa thượng Thích Huệ Minh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Đàn đầu Hòa thượng Đại Giới đàn Tăng; chư tôn Hoà thượng Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư; Hòa thượng Thích Quảng Xả, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Yết-ma A-xà-lê, chư tôn đức Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban GHPGVN tỉnh Bình Định, Chánh Chủ đàn; Ni trưởng Thích nữ Hạnh Quang, Phó Trưởng ban Trị sự, Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh, Đàn đầu Hoà thượng Giới đàn Ni, chư tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự, Ban Kiến đàn, Tăng Ni Phật giáo trong và ngoài tỉnh, đại diện các cấp chính quyền tỉnh, TP.Quy Nhơn và hơn 600 giới tử xuất gia, tại gia tham dự.

Thượng tọa Thích Đồng Thành phát biểu khai mạc

Thượng tọa Thích Đồng Thành phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Đồng Thành, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định, Phó Chánh chủ đàn cho biết với tâm nguyện cung kính di huấn của Đức Thế Tôn, kế thừa đạo nghiệp của chư liệt vị Tổ sư, các bậc kỳ túc trưởng lão đời nào cũng lấy sự nghiệp truyền trao thánh giới, xem đó là xứ mệnh thiêng liêng, trách vụ cao quý. Đại Giới đàn hôm nay kiến lập cũng không ngoài ý nghĩa ấy, cũng tuân theo di huấn muôn đời và bản hoài của Phật Tổ.

Ban Kiến đàn đã cung thỉnh tôn hiệu của Pháp sư Trí Độ, một trong những danh Tăng của Phật giáo Việt Nam thể kỷ XX, một bậc cao Tăng trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Việt Nam, để từ đó noi theo gương hạnh của ngài mà tinh tấn, tinh cần việc tu học, phụng sự chánh pháp và dân tộc.

Ban Kiến đàn cung thỉnh Hòa thượng Thích Huệ Minh đương vị Đàn đầu Hòa thượng Giới đàn Tăng

Ban Kiến đàn cung thỉnh Hòa thượng Thích Huệ Minh đương vị Đàn đầu Hòa thượng Giới đàn Tăng

Đạo từ tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Pháp đã sách tấn đến toàn thể giới tử cần nên trân quý nhân duyên được thọ giới và giữ gìn giới pháp đã thọ cho thanh tịnh như lời cổ đức dạy “Giới thọ hữu hà nan, nan dã chung thân trì tịnh giới”, do đó các giới tử phải tinh tấn trong tu học, giữ gìn 3 nghiệp cho thanh tịnh, cẩn thận đừng buông lung.

Báo cáo tiến trình công tác tổ chức Đại giới đàn, Ban Kiến đàn cho biết Đại giới đàn Trí Độ do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định tổ chức từ ngày 11-5-2023 đến ngày 15-5-2023 (22-3 đến 26-3-Quý Mão), đàn giới Tăng tại tổ đình Long Khánh (TP.Quy Nhơn) và đàn giới Ni tại chùa Tâm Ấn (TP.Quy Nhơn).

Chư tôn đức Tăng Ni

Chư tôn đức Tăng Ni

Đại giới đàn Trí Độ với 225 giới tử vượt qua vòng khảo hạch, trong đó giới tử Tỳ-kheo 68 vị, giới tử Tỳ-kheo-ni 33 vị, Giới tử Thức-xoa-ma-na 32 vị, giới tử Sa-di 51 vị, giới tử Sa-di-ni 41 vị.

Lễ khai mạc khép lại với lời cảm tạ Hoà thượng Thích Đồng Quả, Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định.

Trước đó, ngày 11-5, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Trí Độ cung thỉnh Hội đồng Thập sư; Ban cung nghinh đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Nguyên Chơn, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định, Tuyên luật sư Đại giới đàn Trí Độ quang lâm giới đàn khai đạo cho các giới tử chuẩn bị thọ giới pháp.

Hình ảnh khai mạc Đại giới đàn Trí Độ Phật lịch 2567:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cần phải thấy rõ, các duyên bên ngoài (có vật chất, ngũ dục) chỉ là những điều kiện cần, bình an trong tâm mới là điều kiện đủ cho hạnh phúc, cho chất lượng cuộc sống...

Hiểu đúng về “xả bỏ ham muốn”

GNO - Theo tôi được biết, đạo Phật dạy con người xả bỏ ham muốn, nhưng thực tiễn cuộc sống thì vẫn phải có ham muốn. Như vậy đạo Phật cho phép ta muốn gì và không muốn gì? Thế nào là muốn ít và biết đủ?

Thông tin hàng ngày